Download miễn phí file bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn mới nhất (giai đoạn 2021-2030) bao gồm địa giới hành chính thành phố Bắc Kạn và 7 huyện: Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm.

Tổng quan sơ bộ về tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam.

Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km. Theo Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 6 tháng 11 năm 1996, đã ghi rõ: “Chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên…” Tuy nhiên nhiều người vẫn viết tên tỉnh là Bắc Cạn, do đó TTXVN đã chính thức thông báo đến các cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương trong cả nước dùng thống nhất tên tỉnh Bắc Kạn, không dùng chữ “C” khi viết chữ “Kạn”.

Tên gọi Bắc Kạn được coi là chính thức và có con dấu khắc chữ “Bắc Kạn” để chỉ đơn vị tỉnh. Tên có nguồn gốc từ từ Hán – Việt “Bắc Cản” (Hán tự: 北扞,theo tấm bia tại hòn Bà Góa, hồ Ba Bể, khắc thời Khải Định), đã được Tày – Nùng hóa thành “Bắc Cạn”. Tuy nhiên, nguồn gốc của từ Bắc Kạn hay Bắc Cản được cho là từ Pác Kản trong tiếng Tày – Nùng, hiện không còn rõ nghĩa.

Ngoài ra theo một số tài liệu, tên gọi Bắc Kạn được bắt nguồn từ “pác cạm” trong tiếng Tày có nghĩa là “cửa ngõ” thông đi các tỉnh phía Bắc hoặc “pác cáp” – nơi giao nhau giữa các dòng chảy.

Năm 2018, Bắc Kạn là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 63 về số dân, xếp thứ 63 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 60 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 61 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 327.900 người dân, GRDP đạt 9.765 tỉ đồng (tương ứng với 0,4272 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng (tương ứng với 1.303 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,20%.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng, có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Cao Bằng
  • Phía đông giáp tỉnh Lạng Sơn
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Nguyên
  • Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang.

Các điểm cực của tỉnh Bắc Kạn:

  • Điểm cực bắc tại: xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm.
  • Điểm cực đông tại: xã Cường Lợi, huyện Na Rì.
  • Điểm cực tây tại: xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn.
  • Điểm cực nam tại: xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới.

Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng nh­ư sau:

  • Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hư­ớng vòng cung Tây Bắc – Đông Nam, định ra h­ướng của hệ thống dòng chảy lư­u vực sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phja Bjoóc với độ cao 1.578m
  • Vùng phía Đông và Đông Bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc – Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc
  • Vùng trung tâm: vùng địa hình thấp, kẹp giữa một bên là dãy núi cao thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 4.859 km², dân số năm 2019 là 313.905 người, gồm 7 dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, H’Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 24,31%, khu vực nông thôn là 75,69%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với 318.000 dân.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 4 tôn giáo khác nhau đạt 25,156 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 23.110 người, tiếp theo là Công giáo đạt 550 người, Phật giáo có 520 người và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có ba người.

(Nguồn: Wikipedia.org)

Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 3/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 3/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 3/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Quyết định phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Bắc Kạn, quy mô 4.859,96 km2 gồm thành phố Bắc Kạn và 7 huyện (Chợ Mới, Chợ Đồn, Bạch Thông, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rì, Pác Nặm).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt trên 7,5%

Mục tiêu Quy hoạch là đến năm 2030, Bắc Kạn trở thành tỉnh phát triển trung bình khá, bền vững của vùng với hệ thống không gian phát triển hài hòa, hợp lý giữa đô thị và nông thôn, giữa khu vực phát triển kinh tế với các khu vực bảo tồn sinh thái, văn hóa. Kinh tế phát triển theo hướng xanh và năng động với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hạ tầng số đồng bộ, hiện đại; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ổn định, bền vững; hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Cụ thể, về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt trên 7,5%; trong đó dịch vụ tăng trên 8%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trên 3,5%/năm; công nghiệp – xây dựng tăng trên 11%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Ngành dịch vụ chiếm khoảng 54%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 20%; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 24% (công nghiệp chiếm khoảng 12%); thuế sản phẩm trừ trợ cấp khoảng 2%.

GRDP bình quân/người đạt trên 100 triệu đồng/người (giá hiện hành).

Về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,8%; duy trì tỷ lệ khoảng 16 bác sĩ/1 vạn dân; số giường bệnh/vạn dân đạt tối thiểu 35 giường; phấn đấu 100% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 98%…

muc tieu quy hoach tinh bac kan 2021 2030 1
muc tieu quy hoach tinh bac kan 2021 2030 2
muc tieu quy hoach tinh bac kan 2021 2030 3

Các đột phá phát triển

Tỉnh Bắc Kạn xác định thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch là trọng tâm; chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, đưa thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nằm trong nhóm dẫn đầu các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có vai trò động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác với hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, đa mục tiêu.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thân thiện; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu ban hành hoặc đề xuất ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản và kim loại màu.

Tập trung thu hút, khơi thông nguồn lực để đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội bảo đảm đồng bộ, hiện đại với trọng tâm là hệ thống hạ tầng giao thông kết nối các hành lang kinh tế thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Ưu tiên triển khai đầu tư các dự án giao thông huyết mạch; phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại thành phố Bắc Kạn, các thị trấn, đô thị trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Tăng cường đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học – công nghệ vào thực tiễn sản xuất; nghiên cứu triển khai các chương trình khoa học công nghệ có hiệu quả ứng dụng cao trong thực tiễn để tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm chủ lực của địa phương. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng của tỉnh. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo, trọng tâm là giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu của thị trường lao động; chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ kỹ thuật cao.

Năm vùng kinh tế – xã hội

Theo Quy hoạch được phê duyệt, hình thành 5 vùng hoạt động kinh tế – xã hội. 

Vùng trung tâm động lực bao gồm thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới và huyện Bạch Thông. Vùng nằm dọc theo trục động lực gắn với hành lang phát triển QL3, đường cao tốc, với trung tâm là thành phố Bắc Kạn, là đầu tàu cho sự phát triển của toàn tỉnh.

Tiểu vùng phía Đông bao gồm huyện Na Rì xây dựng vùng nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tiểu vùng phía Tây bao gồm huyện Chợ Đồn phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp cơ khí.. phát triển sản xuất nông nghiệp, du lịch.

Tiểu vùng phía Tây Bắc bao gồm huyện Ba Bể, huyện Pác Nặm, là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, với hướng phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào du lịch cảnh quan hồ Ba Bể, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phát triển dịch vụ, thương mại và công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp phục vụ du lịch.

Tiểu vùng phía Bắc bao gồm huyện Ngân Sơn xây dựng vùng nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Thành phố Bắc Kạn là cực phát triển tổng hợp, đa dạng đóng vai trò là hạt nhân của vùng trung tâm và là đô thị hạt nhân của tỉnh sẽ là động lực và là cầu nối giữa các trung tâm đô thị của các đơn vị hành chính trong tỉnh giúp thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của toàn tỉnh.

Huyện Chợ Mới là cực tăng trưởng về công nghiệp – đô thị phía Nam tỉnh Bắc Kạn; phát triển cụm đô thị thị trấn Đồng Tâm và đô thị Sáu Hai với vai trò là đô thị trung tâm của huyện Chợ Mới và là trọng điểm cửa ngõ của tỉnh Bắc Kạn, kết nối với tỉnh Thái Nguyên và vùng Thủ đô; phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên hành lang tuyến cao tốc và Quốc lộ 3.

Huyện Ba Bể là cực tăng trưởng về du lịch với hạt nhân là hồ Ba Bể. Hình thành đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hiện đại, giàu bản sắc với các loại hình du lịch đa dạng, hấp dẫn, có chất lượng cao; phát triển kinh tế ban đêm cho phép đa dạng hóa hoạt động du lịch.

Huyện Chợ Đồn là cực tăng trưởng về công nghiệp – đô thị – du lịch. Phát triển thị trấn Bằng Lũng có vai trò là trung tâm của huyện Chợ Đồn; phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, hình thành các cụm công nghiệp trên hành lang tuyến quốc lộ 3C và quốc lộ 3B; phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng với trọng tâm khu ATK.

Về hệ thống đô thị tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030, có 1 đô thị đạt một số tiêu chí của đô thị loại II là thành phố Bắc Kạn; 4 đô thị đạt một số tiêu chí của đô thị loại IV gồm thị trấn Đồng Tâm, thị trấn Bằng Lũng, thị trấn Yến Lạc, thị trấn Chợ Rã; 6 đô thị loại V gồm thị trấn Bộc Bố, thị trấn Nà phặc, thị trấn Vân Tùng, thị trấn Phủ Thông và các đô thị Sáu Hai, Khang Ninh.

Phát triển thành phố Bắc Kạn lấy dòng sông Cầu là trung tâm, là đô thị động lực, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Kạn. Tập trung phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

File Download bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn [PDF/CAD]

File tải bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thường là file với định dạng PDF, DGN, DWG,… nên muốn đọc được những file này cần có các phần mềm chuyên dụng như Foxit PDF Reader, Adobe Acrobat, Auto CAD, Microstation,… Những phần mềm này các bạn có thể tìm trên mạng rồi download về cài đặt và sử dụng.

Danh sách file bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được phê duyệt tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ký ngày 03.11.2023):

Bản đồ hiện trạng

  1. Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng tỉnh Bắc Kạn
  2. Bản đồ hiện trạng phát triển không gian tỉnh Bắc Kạn
  3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn năm 2020
  4. Bản đồ hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn tỉnh Bắc Kạn
  5. Bản đồ hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn
  6. Bản đồ hiện trạng mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo tỉnh Bắc Kạn
  7. Bản đồ hiện trạng hệ thống thiết chế thể dục thể thao tỉnh Bắc Kạn
  8. Bản đồ hiện trạng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiêp – an sinh xã hội tỉnh Bắc Kạn
  9. Bản đồ hiện trạng mạng lưới cơ sở y tế tỉnh Bắc Kạn
  10. Bản đồ hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Bắc Kạn
  11. Bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp theo ba loại rừng tỉnh Bắc Kạn
  12. Bản đồ hiện trạng mạng lưới giao thông tỉnh Bắc Kạn
  13. Bản đồ hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Bắc Kạn
  14. Bản đồ hiện trạng hệ thống cấp nước tỉnh Bắc Kạn
  15. Bản đồ hiện trạng hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường tỉnh Bắc Kạn
  16. Bản đồ hiện trạng mạng lưới cấp điện 220KV-110KV năm 2020 tỉnh Bắc Kạn
  17. Bản đồ hiện trạng mạng lưới bưu chính tỉnh Bắc Kạn
  18. Bản đồ hiện trạng mạng lưới viễn thông tỉnh Bắc Kạn
  19. Bản đồ hiện trạng bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn năm 2020
  20. Bản đồ hiện trạng thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn

Bản đồ quy hoạch

  1. Bản đồ tổ chức không gian và phân khu chức năng tỉnh Bắc Kạn
  2. Bản đồ quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn tỉnh Bắc Kạn
  3. Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  4. Bản đồ phương án phát triển không gian tỉnh Bắc Kạn
  5. Bản đồ phân vùng định hướng phát triển du lịch, văn hóa tỉnh Bắc Kạn
  6. Bản đồ phương án phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Kạn
  7. Bản đồ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo tỉnh Bắc Kạn
  8. Bản đồ quy hoạch hệ thống thiết chế thể dục thể thao tỉnh Bắc Kạn
  9. Bản đồ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp – an sinh xã hội tỉnh Bắc Kạn
  10. Bản đồ quy hoạch phát triển mạng lưới y tế tỉnh Bắc Kạn
  11. Bản đồ phương án phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn
  12. Bản đồ phương án phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn
  13. Bản đồ phương án phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn
  14. Bản đồ quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Bắc Kạn
  15. Bản đồ quy hoạch hệ thống cấp nước tỉnh Bắc Kạn
  16. Bản đồ quy hoạch hệ thống thoát nước thải tỉnh Bắc Kạn
  17. Bản đồ quy hoạch mạng lưới cấp điện 220KV-110KV đến năm 2030 tỉnh Bắc Kạn
  18. Bản đồ quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn
  19. Bản đồ phương án phát triển thông tin truyền thông tỉnh Bắc Kạn
  20. Bản đồ quy hoạch bảo tồn đang dạng sinh học tỉnh Bắc Kạn
  21. Bản đồ quy hoạch quản lý nghĩa trang tỉnh Bắc Kạn
  22. Bản đồ phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản tỉnh Bắc Kạn
  23. Bản đồ định hướng thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn
  24. Bản đồ phương án phát triển không gian vùng trung tâm tỉnh Bắc Kạn
  25. Bản đồ phương án phát triển không gian vùng phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn
  26. Bản đồ phương án phát triển không gian vùng phía Tây tỉnh Bắc Kạn
Bản đồ phương án QHSDĐ tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án QHSDĐ tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

LẤY MẬT KHẨU DOWNLOAD

==> Xem giải nghĩa ký hiệu các loại đất trên bản đồ TẠI ĐÂY

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỈNH BẮC KẠN

Thành phố Bắc KạnHuyện Ba BểHuyện Bạch ThôngHuyện Chợ Đồn
Huyện Chợ MớiHuyện Na RìHuyện Ngân SơnHuyện Pác Nặm

Lưu ý: Các file bản đồ quy hoạch tỉnh Bắc Kạn đều là FILE GỐC 100% chưa qua chỉnh sửa hay thay đổi bất cứ thông tin gì, được tải về từ website của sở tài nguyên môi trường quận, thành phố. Chúng tôi chỉ re-upload các file này và chia sẻ đến bạn. Chúng tôi luôn nỗ lực để cập nhật những file quy hoạch mới nhất, nhưng vẫn có một số địa phương chưa có hoặc chưa cập nhật file mới nhất, nên chúng tôi chỉ chia sẻ những file gần đây nhất.

XEM THÊM BẢN ĐỒ QUY HOẠCH 63 TỈNH, THÀNH VIỆT NAM

1. Điện Biên2. Hòa Bình3. Lai Châu4. Lào Cai
5. Sơn La6. Yên Bái7. Bắc Giang8. Bắc Kạn
9. Cao Bằng10. Hà Giang11. Lạng Sơn12. Phú Thọ
13. Quảng Ninh14. Thái Nguyên15. Tuyên Quang16. Bắc Ninh
17. Hà Nam18. Thành phố Hà Nội19. Hải Dương20. Thành phố Hải Phòng
21. Hưng Yên22. Nam Định23. Ninh Bình24. Thái Bình
25. Vĩnh Phúc26. Hà Tĩnh27. Nghệ An28. Quảng Bình
29. Quảng Trị30. Thanh Hóa31. Thừa Thiên Huế32. Bình Định
33. Bình Thuận34. Thành phố Đà Nẵng35. Khánh Hòa36. Ninh Thuận
37. Phú Yên38. Quảng Nam39. Quảng Ngãi40. Đắk Lắk
41. Đắk Nông42. Gia Lai43. Kon Tum44. Lâm Đồng
45. Bà Rịa- Vũng Tàu46. Bình Dương57. Bình Phước48. Đồng Nai
49. Thành phố Hồ Chí Minh50. Tây Ninh51. An Giang52. Bạc Liêu
53. Bến Tre54. Cà Mau55. Thành phố Cần Thơ56. Đồng Tháp
57. Hậu Giang58. Kiên Giang59. Long An60. Sóc Trăng
61. Tiền Giang62. Trà Vinh63. Vĩnh Long

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)