Download miễn phí file bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Tĩnh mới nhất (giai đoạn 2021-2030) bao gồm địa giới hành chính Thành phố Hà Tĩnh; 2 thị xã: Hồng Lĩnh, Kỳ Anh; 10 huyện: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Kỳ Anh, Lộc Hà, Nghi Xuân, Thạch Hà, Vũ Quang.

Tổng quan sơ bộ về tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển nằm ở phía bắc khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam.

Năm 2018, Hà Tĩnh là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 25 về số dân, xếp thứ 33 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 27 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ nhất về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1,2 triệu người, số liệu kinh tế – xã hội thống kê GRDP đạt 63.236 tỉ Đồng (tương ứng với 2,83 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 49,50 triệu đồng (tương ứng với 2.150 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 20,8%.

Trước đây, Hà Tĩnh cùng với Nghệ An là một miền đất có cùng tên chung là Hoan Châu (trước thời Nhà Lý), Nghệ An châu (thời Lý, Trần), xứ Nghệ (năm 1490, đời vua Lê Thánh Tông), rồi trấn Nghệ An. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành hai tỉnh: Nghệ An (bắc sông Lam) và Hà Tĩnh (nam sông Lam).

Năm 1976, Hà Tĩnh sáp nhập với Nghệ An, lấy tên là Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Quốc hội Việt Nam khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh, tái lập tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trải dài từ 17°54’ đến 18°37’ vĩ Bắc và từ 106°30’ đến 105°07’ kinh Đông. Nằm cách thủ đô Hà Nội 345 km về phía nam. Có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An.
  • phía nam giáp tỉnh Quảng Bình.
  • phía tây giáp hai tỉnh Borikhamxay và Khammouan của Lào.
  • Phía Đông giáp Biển Đông (Vịnh Bắc Bộ).

Các điểm cực của tỉnh Hà Tĩnh:

  • Điểm cực bắc tại: xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân.
  • Điểm cực đông tại: thôn Minh Đức, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh.
  • Điểm cực tây tại: xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn.
  • Điểm cực nam tại: xã Kỳ Lạc, thị xã Kỳ Anh.

Phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây sang đông, độ dốc trung bình 1,2%, có nơi lên đến 1,8%. Lãnh thổ chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối nhỏ của dãy Trường Sơn với nhiều dạng địa hình chuyển tiếp, xen kẻ lẫn nhau. Sườn Đông của dãy Trường Sơn nằm ở phía tây, có độ cao trung bình 1500 mét, đỉnh Rào Cọ 2.235 mét, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển có độ cao trung bình 5 mét và sau cùng là dãy cát ven biển bị nhiều cửa lạch chia cắt. Tỉnh Hà Tĩnh được chia làm bốn loại địa hình cơ bản gồm:

  • Vùng núi cao nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình dốc bị chia cắt mạnh, tạo nên thành những thung lũng nhỏ hẹp chạy dọc theo các triền sông lớn của hệ thống sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu và Rào Trổ.
  • Vùng trung du và bán sơn địa là vùng chuyển từ vùng núi cao xuống vùng đồng bằng, chạy dọc phía tây nam đường Hồ Chí Minh, địa hình có dạng xen lẫn giữa các đồi trung bình và thấp với đất ruộng.
  • Vùng đồng bằng chạy dọc hai bên Quốc lộ 1 theo chân núi Trà Sơn và dải ven biển với địa hình tương đối bằng phẳng do quá trình bồi tụ phù sa của các sông, phù sa biển trên các vỏ phong hoá Feralit hay trầm tích biển.
  • Vùng ven biển nằm ở phía Đông đường Quốc lộ 1, địa hình vùng này được tạo bởi những đụn cát, ở những vùng trũng được lấp đầy bởi những trầm tích, đầm phá hay phù sa. Ngoài ra, vùng này còn xuất hiện các dãy đồi núi sót chạy dọc ven biển và nhiều bãi ngập mặn được tạo ra từ nhiều cửa sông.

(Nguồn: Wikipedia.org)

File Download bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh [PDF/CAD]

File tải bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thường là file với định dạng PDF, DGN, DWG,… nên muốn đọc được những file này cần có các phần mềm chuyên dụng như Foxit PDF Reader, Adobe Acrobat, Auto CAD, Microstation,… Những phần mềm này các bạn có thể tìm trên mạng rồi download về cài đặt và sử dụng.

Ngày 8/11/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1363/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mục tiêu tổng quát mà quy hoạch đặt ra là xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại ổn định, bền vững.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu phát triển kinh - tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030
Mục tiêu phát triển kinh – tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030

Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021- 2030 đạt trên 9%/năm. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 7,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 60,3%; dịch vụ chiếm khoảng 26,6% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 5,14%.

GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt 32,6%. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4,0 tỷ USD. Năng suất lao động tăng 11,3%/năm. Mức thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 14 – 15%/năm, tỷ lệ thu ngân sách bình quân so với GRDP là 27%/năm. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả thời kỳ khoảng 750 – 800 nghìn tỷ đồng.

Về xã hội:

100% trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 90% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Số bác sĩ/vạn dân đạt 12 bác sỹ, số giường bệnh/vạn dân đạt 32 giường. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 13,5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 85%, trong đó lao động qua đào tạo, có bằng cấp chứng chỉ là 50%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 0,6 – 1%/năm.

Về bảo vệ môi trường:

Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt trên 98%, trong đó thành thị 100%, nông thôn 80%. Duy trì ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng trên 52%. 100% chất thải rắn phát sinh tại các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, chất thải y tế được thu gom và xử lý.

Về kết cấu hạ tầng:

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 45%, hạ tầng các đô thị được đầu tư đồng bộ, hình thành các khu đô thị thông minh. Đạt chuẩn tỉnh nông thôn mới vào năm 2025. Hạ tầng giao vận tải thông suốt; hạ tầng thủy lợi, đê điều, hồ đập an toàn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chủ động tiêu, thoát nước; đảm bảo nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt; hệ thống thông tin liên lạc, internet và thiết bị đầu cuối hiện đại; hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển.

Về quốc phòng, an ninh:

100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”, cơ sở vững mạnh toàn diện. Gắn phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo quốc phòng – an ninh; xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc; đảm bảo an ninh tại các khu kinh tế, tuyến biên giới, biển đảo. Xây dựng dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho Nhân dân.

Các định hướng lớn tạo đột phá phát triển

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2030
Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Hà Tĩnh đến năm 2030

Bốn ngành trọng điểm:

Công nghiệp luyện thép, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo sau thép và sản xuất điện; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ logistics; du lịch.

Ba trung tâm đô thị:

Trung tâm đô thị xung quanh thành phố Hà Tĩnh, trong đó thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh kết nối thành phố Hà Tĩnh, gồm: thị trấn Thạch Hà, thị trấn cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà.

Trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An, đô thị mới Nghi Xuân và vùng phụ cận.

Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng và vùng phụ cận.

Ba hành lang kinh tế:

Hành lang kinh tế đồng bằng ven biển gắn với quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam và đường ven biển.

Hành lang kinh tế dọc quốc lộ 8 từ thị xã Hồng Lĩnh đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu Treo.

Hành lang kinh tế trung du và miền núi phía Tây gắn với đường Hồ Chí Minh.

Một trung tâm động lực tăng trưởng:

Khu kinh tế Vũng Áng với hạt nhân là Khu liên hợp gang thép Formosa, cụm cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương.

Bốn nền tảng chính:

Nguồn lực và văn hóa con người Hà Tĩnh; chuyển đổi số; cơ sở hạ tầng đồng bộ; đổi mới và hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh hiện đại và minh bạch.

Tầm nhìn đến năm 2050

Các dự án trọng điểm Hà Tĩnh mời gọi đầu tư đến năm 2030
Các dự án trọng điểm Hà Tĩnh mời gọi đầu tư đến năm 2030

Đến năm 2050, Hà Tĩnh là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển xanh, công nghiệp sinh thái, thông minh; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hệ thống đô thị hiện đại, thông minh.

Giáo dục, đào tạo, y tế, sức khỏe của người dân được đặt lên hàng đầu. Con người Hà Tĩnh phát triển hài hòa cả về trí tuệ, thể chất, đạo đức, bản sắc văn hóa. Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn, phát huy. Người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Phát triển không gian lãnh thổ

Quy hoạch phân vùng không gian liên huyện tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030
Quy hoạch phân vùng không gian liên huyện tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030

Về phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch phân vùng không gian liên huyện của tỉnh thành 4 vùng:

Vùng phía Bắc: Thị xã Hồng Lĩnh và các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc;

Vùng phía Tây: các huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang với trọng tâm là khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Vườn quốc gia Vũ Quang và khu sinh thái hồ Ngàn Trươi;

Vùng trung tâm: Thành phố Hà Tĩnh, các huyện Lộc Hà, Thạch Hà và phía Bắc huyện Cẩm Xuyên, lấy thành phố Hà Tĩnh là trung tâm vùng;

Vùng phía Nam: phía Nam huyện cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh, với hạt nhân là thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng.

Về phương án phát triển các vùng động lực và các trục phát triển, vùng động lực phát triển:

Thành phố Hà Tĩnh là đô thị cấp vùng, hỗ trợ cho sự phát triển vùng liên tỉnh; trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, dịch vụ, khoa học – công nghệ, du lịch, đầu mối giao thông, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Thị xã Kỳ Anh với trọng tâm Khu kinh tế Vũng Áng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ phía Nam Hà Tĩnh; tập trung phát triển công nghiệp luyện thép, chế biến, chế tạo sau thép, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và du lịch nghỉ dưỡng.

Thị xã Hồng Lĩnh gắn với huyện Nghi Xuân là trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh, kết nối với các địa phương lân cận để khai thác tiềm năng phát triển, với các ngành mũi nhọn là công nghiệp – tiêu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ du lịch.

Phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh

Phát triển ngành công nghiệp theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tập trung phát triển các sản phẩm có tiềm năng lợi thế như thép và chế tạo các sản phẩm từ thép; sản xuất điện; chế biến nông, lâm, thủy sản; dệt may; vật liệu xây dựng chất lượng cao; dược phẩm sinh học; công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp khác có tiềm năng.

Phát triển các ngành dịch vụ nhanh, hiệu quả, bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản với chất lượng ngày càng cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Chuyển đổi cơ cấu và hiện đại hóa ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng phát huy lợi thế của các địa phương, các vùng sinh thái; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao; phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các giải pháp thực hiện quy hoạch

Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, dự án tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khai thác hiệu quả các nguồn lực từ quỹ đất; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp.

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Giải pháp về bảo vệ môi trường

Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quan tâm đầu tư các công trình bảo vệ môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường biển và ven biển, chống thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vũng tài nguyên đất, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước, bảo vệ diện tích rừng; có cơ chế quản lý hiệu quả các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn và nước thải.

Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số

Phát triển hệ thống mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực của tỉnh hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển hạ tầng số, cơ sở dữ liệu số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số, hướng đến xã hội số; tập trung xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng thành phố thông minh; đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt, quan trắc môi trường tự động, hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử.

Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

Rà soát, nghiên cứu ban hành hệ thống cơ chế chính chính sách đồng bộ, nhằm huy động tối đa nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Tĩnh. Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các địa phương trong khu vực Bắc Trung bộ về các vấn đề: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cấp vùng kết nối các đô thị, trung tâm du lịch và khu công nghiệp của tỉnh; trao đổi thông tin về quy hoạch, chiến lược phát triển, phối hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư với các địa phương trong cả nước.

Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác mới với các tỉnh, thành phố của các nước có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Hà Tĩnh, có tiềm năng, thế mạnh trong việc hợp tác phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa; thiết lập các tuyến thương mại quốc tế, đặc biệt là các tuyến hàng hải giữa Hà Tĩnh và các thị trường xuất khẩu quan trọng.

Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống đô thị thông minh. Xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị ở các khu vực trung tâm, khu đô thị mới; hạn chế quá trình phát triển đô thị theo vết dầu loang, đặc biệt là các trục giao thông mới. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng cường xã hội hóa đàu tư các công trình kết cấu hạ tầng. Tổ chức thực hiện tốt việc định hướng phân khu chức năng ở các khu vực đô thị và nông thôn để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin và giám sát việc thực hiện. Quản lý tốt các hồ, đập phục vụ công tác điều tiết nước và bảo đảm môi trường sinh thái.

Thực hiện tốt công tác đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển.

Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch

Tổ chức công bố công khai quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong triến khai thực hiện.

Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo quy định của pháp về quy hoạch, đảm bảo đồng bộ.

Triển khai xây dựng kế hoạch hành động, thường xuyên cập nhật, cụ thể hóa các nội dung quy hoạch thành kế hoạch 5 năm và hằng năm.

Các cấp, các ngành và UBND cấp huyện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chương trình, kế hoạch phát triển bảo đảm phù hợp với quy hoạch được duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện, định kỳ đánh giá, giám sát việc thực hiện quy hoạch theo quy định.

Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là căn cứ để triển khai lập các quy hoạch đô thị và nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật có liên quan.

Danh sách file bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được phê duyệt tại Phụ lục XVIII kèm theo Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 08/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ):

  1. Bản đồ vị trí tỉnh Hà Tĩnh và mối liên hệ vùng
  2. Bản đồ hiện trạng giao thông tỉnh Hà Tĩnh
  3. Bản đồ hiện trạng phát triển đô thị tỉnh Hà Tĩnh
  4. Bản đồ hiện trạng phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
  5. Bản đồ hiện trạng phát triển hạ tầng điện
  6. Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội
  7. Bản đồ phương án phát triển hạ tầng điện
  8. Bản đồ phương án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
  9. Bản đồ phương án phát triển đô thị, nông thôn
  10. Bản đồ phương án phát triển hệ thống giao thông
  11. Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
  12. Bản đồ phương án bảo vệ môi trường
  13. Bản đồ phương án bảo vệ đa dạng sinh học
  14. Bản đồ phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
  15. Bản đồ phương án xây dựng vùng liên huyện
  16. Bản đồ phương án phát triển du lịch
  17. Bản đồ quy hoạch thăm do và bảo vệ tài nguyên nước
  18. Bản đồ phân khu chức năng sử dụng đất
  19. Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất
Bản đồ phương án QHSDĐ tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Bản đồ phương án QHSDĐ tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Download Button

Lưu ý: File dung lượng lớn (258 MB), bạn nên cân nhắc trước khi tải

==> Xem giải nghĩa ký hiệu các loại đất trên bản đồ TẠI ĐÂY

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỈNH HÀ TĨNH

Thành phố Hà TĩnhThị xã Hồng LĩnhThị xã Kỳ AnhHuyện Can Lộc
Huyện Cẩm XuyênHuyện Đức ThọHuyện Hương KhêHuyện Hương Sơn
Huyện Kỳ AnhHuyện Lộc HàHuyện Nghi XuânHuyện Thạch Hà
Huyện Vũ Quang

Lưu ý: Các file bản đồ quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh đều là FILE GỐC 100% chưa qua chỉnh sửa hay thay đổi bất cứ thông tin gì, được tải về từ website của sở tài nguyên môi trường quận, thành phố. Chúng tôi chỉ re-upload các file này và chia sẻ đến bạn. Chúng tôi luôn nỗ lực để cập nhật những file quy hoạch mới nhất, nhưng vẫn có một số địa phương chưa có hoặc chưa cập nhật file mới nhất, nên chúng tôi chỉ chia sẻ những file gần đây nhất.

XEM THÊM BẢN ĐỒ QUY HOẠCH 63 TỈNH, THÀNH VIỆT NAM

1. Điện Biên2. Hòa Bình3. Lai Châu4. Lào Cai
5. Sơn La6. Yên Bái7. Bắc Giang8. Bắc Kạn
9. Cao Bằng10. Hà Giang11. Lạng Sơn12. Phú Thọ
13. Quảng Ninh14. Thái Nguyên15. Tuyên Quang16. Bắc Ninh
17. Hà Nam18. Thành phố Hà Nội19. Hải Dương20. Thành phố Hải Phòng
21. Hưng Yên22. Nam Định23. Ninh Bình24. Thái Bình
25. Vĩnh Phúc26. Hà Tĩnh27. Nghệ An28. Quảng Bình
29. Quảng Trị30. Thanh Hóa31. Thừa Thiên Huế32. Bình Định
33. Bình Thuận34. Thành phố Đà Nẵng35. Khánh Hòa36. Ninh Thuận
37. Phú Yên38. Quảng Nam39. Quảng Ngãi40. Đắk Lắk
41. Đắk Nông42. Gia Lai43. Kon Tum44. Lâm Đồng
45. Bà Rịa- Vũng Tàu46. Bình Dương57. Bình Phước48. Đồng Nai
49. Thành phố Hồ Chí Minh50. Tây Ninh51. An Giang52. Bạc Liêu
53. Bến Tre54. Cà Mau55. Thành phố Cần Thơ56. Đồng Tháp
57. Hậu Giang58. Kiên Giang59. Long An60. Sóc Trăng
61. Tiền Giang62. Trà Vinh63. Vĩnh Long

Xem thêm: