Download miễn phí file bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa mới nhất (giai đoạn 2021-2030) bao gồm địa giới hành chính 2 Thành phố: Thanh Hóa. Sầm Sơn; 2 thị xã: Bỉm Sơn, Nghi Sơn, 23 huyện: Đông Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát.
Nội dung
Tổng quan sơ bộ về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đồng thời là một tỉnh lớn của Việt Nam, có dân số đứng thứ 3, diện tích đứng thứ 5 cả nước.
Thanh Hóa là một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc Việt Nam.
Thanh Hóa hiện nay là tỉnh có quy mô kinh tế đứng thứ 8 cả nước, cao nhất các tỉnh thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng thời cũng là địa phương có tổng vốn đầu tư FDI, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn nhất tại miền Trung.
Địa giới hành chính tỉnh Thanh Hoá:
Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của Cục Bản đồ thì Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18′ Bắc đến 20°40′ Bắc, kinh tuyến 104°22′ Đông đến 106°05′ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Ninh Bình
- Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An
- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (tiếng Lào: ແຂວງ ຫົວພັນ) của Lào với đường biên giới 192 km
- Phía Đông Thanh Hóa mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông với đường bờ biển dài hơn 102 km.
Các điểm cực của tỉnh Thanh Hóa:
- Điểm cực Bắc tại: xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa.
- Điểm cực Đông tại: xã Nga Điền, huyện Nga Sơn.
- Điểm cực Tây tại: xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát.
- Điểm cực Nam tại: thôn Nam Hà, xã Hải Hà, thị xã Nghi Sơn.
Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 11.120,6 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển, trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
Thanh Hóa là một tỉnh lớn về cả diện tích và dân số, đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số trong số các đơn vị hành chính tỉnh trực thuộc nhà nước, cũng là một trong những địa điểm sinh sống đầu tiên của người Việt cổ.
Cách đây khoảng 6.000 năm đã có người sinh sống tại Thanh Hóa. Các di chỉ khảo cổ cho thấy nền văn hóa xuất hiện đầu tiên tại đây là văn hóa Đa Bút. Sang đầu thời đại kim khí, thuộc thời đại đồ đồng, qua các bước phát triển với các giai đoạn trước văn hóa Đông Sơn, Thanh Hóa đã trải qua một tiến trình phát triển với các giai đoạn văn hoá: Cồn Chân Tiên, Đông Khối – Quỳ Chữ tương đương với các văn hóa Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun ở lưu vực sông Hồng. Và sau đó là nền văn minh Văn Lang cách đây hơn 2.000 năm, văn hoá Đông Sơn ở Thanh Hóa đã phát triển rực rỡ.
Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam trên nhiều phương diện. Về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh miền Trung, tiếp giáp với Tây Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Về địa chất, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ trong khi đồng bằng Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung Bộ, ngoài ra một phần nhỏ (phía Bắc huyện Nga Sơn) thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Về khí hậu, Thanh Hóa thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa nóng lạnh khá rõ rệt, nhiệt độ trung bình khoảng 23,8°-24,5°C. Về ngôn ngữ, người Thanh Hóa có âm vực giống với phương ngữ Bắc Bộ nhưng khá khác về cách phát âm các từ (ví dụ: người Bắc nói “chị” thì người Thanh Hóa nói là “chậy”) và sử dụng khá phong phú các từ ngữ của phương ngữ Nghệ – Tĩnh.
Thanh Hóa bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã và 23 huyện, với diện tích 11.133,4 km² và số dân 3.712.600 người với 7 dân tộc Kinh, Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Khơ Mú, trong đó có khoảng 855.000 người sống ở thành thị. Năm 2005, Thanh Hóa có 2,16 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.
(Nguồn: Wikipedia.org)
Những mục tiêu, định hướng phát triển chính của Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa
Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: “Phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước – một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội”.
Để hiện thực hóa mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Quy hoạch tỉnh đã đề ra các định hướng, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời kỳ quy hoạch; cụ thể là:
1.1. Về phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Đối với khu công nghiệp: Tiếp tục thực hiện 08 khu công nghiệp1 được duyệt với tổng diện tích là 1.424,2ha; phát triển mới 9 khu công nghiệp2 với tổng diện tích 2.281,5 ha.
Đối với cụm công nghiệp: Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha. Giai đoạn sau năm 2030, gồm 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65 ha.
1.2. Về chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Về thu hồi đất: Giai đoạn 2021 – 2030, toàn tỉnh thu hồi 27.240,04 ha đất nông nghiệp, 4.288,24 ha đất phi nông nghiệp để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
Về chuyển mục đích sử dụng đất: Chuyển mục đích sử dụng 30.964,10 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp 14.626,59 ha; chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất phi nông nghiệp 1.191,14 ha.
1.3. Về thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước
a) Tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư
Phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trọng tâm là ưu tiên thu hút đầu tư để đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế của tỉnh, gồm: 4 trung tâm kinh tế động lực; 3 trụ cột tăng trưởng; 6 hành lang kinh tế.
Có tính cấp thiết, tháo gỡ, khắc phục những hạn chế, điểm nghẽn; phát huy lợi thế khác biệt, cơ hội nổi trội của tỉnh cho phát triển: Ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, các ngành kinh tế tri thức; thu hút các dự án có tính chất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế; thu hút các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại, cảng biển, hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại lớn…
Các dự án có tính lan tỏa sâu rộng giữa các vùng, miền, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh; các dự án hạ tầng kết nối các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn với những khu vực có vai trò động lực của tỉnh, dự án có tính chất dẫn dắt, tạo điều kiện để thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ, công nghiệp năng lượng, các dự án tạo thành chuỗi liên kết trong sản xuất.
b) Lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư
Giai đoạn 2021 – 2030 tập trung ưu tiên thu hút dự án đầu tư vào các lĩnh vực sau:- Trong lĩnh vực công nghiệp:
Sản xuất hóa chất, sau lọc hóa dầu, phụ trợ lọc hóa dầu; luyện kim, cơ khí chế tạo; công nghiệp năng lượng; các thiết bị các thiết bị, linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị tự động hóa trong sản xuất; thiết bị y tế, dược phẩm; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và dệt may, giầy da.
Trong lĩnh vực nông nghiệp: Chăn nuôi theo quy mô công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu và chế biến sản phẩm; các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất thực phẩm sạch theo chuỗi cung ứng; thu hút các dự án chế biến lâm sản xuất khẩu; sản xuất nguyên liệu và chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.
Trong lĩnh vực dịch vụ: Các dự án du lịch, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp gắn với thế mạnh về du lịch biển, du lịch sinh thái; thu hút các dự án phát triển phần mềm, công nghệ số, các dự án thương mại, dịch vụ logistisc tại các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Trong lĩnh vực hạ tầng: Các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cảng biển; hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
1.4. Về phát triển đô thị
Đến năm 2025, toàn tỉnh có 47 đô thị các loại; trong đó, 01 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa: sáp nhập huyện Đông Sơn vào Thanh Hóa); 02 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thị xã Bỉm Sơn); 01 đô thị loại IV (thị xã Nghi Sơn); 43 đô thị loại V.
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 47 đô thị; trong đó, 01 thành phố là đô thị loại I (đô thị Thanh Hóa); 02 đô thị loại III (thành phố Sầm Sơn; thành phố Nghi Sơn); 04 đô thị loại IV (huyện Hà Trung sáp nhập vào thị xã Bỉm Sơn; thành lập mới 03 thị xã gồm: Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương); 40 đô thị loại V.
1.5. Về phát triển kết cấu hạ tầng của một số lĩnh vực
a) Hạ tầng giao thông
Đường bộ:
Quy hoạch điều chỉnh 63 tuyến đường tỉnh hiện tại với tổng chiều dài 1.499,67 km, gồm: Nâng 02 tuyến và 01 đoạn tuyến với chiều dài khoảng 100 km lên quốc lộ; chuyển 03 tuyến sang đường đô thị, chiều dài 20,5 km.
Nâng cấp 99 tuyến đường huyện, đường đô thị với chiều dài khoảng 2.2020,88 km lên đường tỉnh và điều chuyển 02 tuyến từ quốc lộ thành đường địa phương với chiều dài khoảng 23,47 km.
Tuyến thủy nội địa: Đến năm 2030 đưa vào quản lý khai thác 818,5 km đường thủy nội địa; trong đó 249,5 km đường thủy nội địa do Trung ương quản lý, 569 km đường thủy nội địa do địa phương quản lý.
Cảng thủy nội địa: Quy hoạch 7 cảng gồm 01 cảng khách Hàm Rồng và 06 cảng tổng hợp hàng hoá: Hoằng Lý, Đò Lèn, Hải Châu, Bình Minh (Lạch Bạng), Lạch Trường, Mộng Giường.
Hệ thống bến thủy nội địa: Quy hoạch 80 bến thủy nội địa phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa.
Cảng cạn và trung tâm logistics: Xây dựng Trung tâm logistics cấp vùng hạng I tại Khu kinh tế Nghi Sơn; trung tâm logistics cấp tỉnh tại khu vực phía Tây thành phố Thanh Hóa với quy mô tối thiểu khoảng 10 ha và trung tâm logistics tại khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng với quy mô tối thiểu khoảng 20 ha.
b) Hạ tầng thủy lợi
Hạ tầng cấp nước:
Tổng số công trình thủy lợi cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới giai đoạn 2021 – 2030 là 1.132 công trình; một số nhiệm vụ lớn như sau:
Giai đoạn 2021 – 2025: Nghiên cứu dự án xây dựng công trình thủy lợi – thủy điện Cẩm Hoàng trên sông Mã tại Cẩm Thủy; nâng cấp hệ thống kênh Bái Thượng (giai đoạn 1); sửa chữa, nâng cấp các hồ đập vừa và nhỏ mất an toàn; xây dựng mới Trạm bơm Yên Tôn, huyện Vĩnh Lộc và trạm bơm Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa.
Giai đoạn 2026 – 2030: Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi – thủy điện Cẩm Hoàng; nâng cấp hệ thống kênh Bái Thượng (giai đoạn 2).
Hạ tầng tiêu, thoát nước:
Tổng số công trình thủy lợi cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp và làm mới là 439 công trình; một số nhiệm vụ lớn như sau:
Cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thủy sông Hoàng, sông Lý và tiêu thủy Thọ Xuân; tiêu úng vùng III huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Giai đoạn II).
Dự án Tăng cường khả năng tiêu thoát lũ vùng Bắc Thanh Hóa.
Đầu tư xây dựng một số trạm bơm lớn, trọng điểm: Trạm bơm Báo Văn, huyện Hà Trung; các cụm trạm bơm Lưu Phong Châu và cụm trạm bơm tiêu Trường Phụ, huyện Hoằng Hóa.
c) Hạ tầng điện
Về đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các trạm biến áp:
Trạm biến áp 500KV: Cải tạo nâng công suất máy biến áp tổng công suất 1800MVA đối với 02 TBA 500KV Thanh Hóa và Nghi Sơn.
Trạm biến áp 220KV: Xây dựng mới 09 trạm; cải tạo, nâng cấp 01.
Trạm biến áp 110KV: Nâng cấp, cải tạo 16 trạm; xây dựng mới 85 trạm.
Về đường dây truyền tải: Tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các đường dây trung thế, hạ thế kết nối với các nguồn điện mới đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; tập trung cải tạo lưới 10kV thành 22kV hoặc 35kV; dần xóa bỏ các trạm biến áp trung gian, thay thế bằng các trạm 110kV hoặc các xuất tuyến trung áp mới; từng bước ngầm hóa mạng lưới điện trung và hạ thế hiện có; đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho vùng sâu, vùng xa.
d) Hạ tầng thông tin và truyền thông
Lắp đặt khoảng 230 điểm Wifi công cộng (hoặc công nghệ truy nhập vô tuyến mới) tại các khu vực trung tâm, khu vực công cộng tập trung đông người; phát triển khoảng 110 – 130 trạm viễn thông cố định tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, các khu kinh tế, khu công nghiệp; xây dựng mới từ 1.700 – 2.000 vị trí trạm thu, phát sóng thông tin di động.
Thực hiện ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi nội tỉnh, liên tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh đạt 35 – 40%; khu vực đô thị đạt 60-65%; các tuyến đường giao thông quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện đạt 40-45%; ngầm hóa 100% đối với các khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghiệp.
đ) Hạ tầng thương mại
Đến năm 2025, toàn tỉnh có 420 chợ và 15 trung tâm thương mại. Đến năm 2030 có 486 chợ và 36 trung tâm thương mại.
Giữ nguyên quy hoạch 01 trung tâm hội chợ, triển lãm quảng cáo tỉnh tại phường Đông Hải, thành phố Thanh Hóa. Thu hút đầu tư trung tâm hội chợ, triển lãm, quảng cáo tại khu đô thị Lam Sơn – Sao Vàng có quy mô từ 20 ha đất trở lên.
Kho xăng dầu: Đến năm 2025, có 11 kho (gồm: Giữ nguyên 06 kho đang hoạt động; xây dựng mới 05 kho). Đến năm 2030, quy hoạch 20 kho (gồm: Giữ nguyên 11 kho đã hình thành và đi vào hoạt động trước năm 2025; thu hút đầu tư mới 09 kho).
Kho khí dầu mỏ hóa lỏng: Đến năm 2025 có 12 kho; đến năm 2030 thu hút đầu tư 03 kho.
e) Hạ tầng xử lý chất thải
Khu xử lý chất thải liên huyện gồm 03 khu: (1) Khu xử lý chất thải rắn tại xã Đông Nam, huyện Đông Sơn; (2) Khu xử lý chất thải rắn liên huyện tại xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn; (3) Khu xử lý chất thải rắn liên huyện tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
Khu xử lý cấp huyện: Toàn tỉnh bố trí 29 khu xử lý của từng huyện bằng công nghệ đốt, chôn lấp hoặc hỗn hợp.
f) Hạ tầng xã hội
Phương án phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao
Thiết chế văn hóa: Xây dựng mỗi huyện, thị xã, thành phố một thư viện đạt chuẩn; xây dựng 310 thư viện tuyến xã. Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ cho Thư viện tỉnh, có khả năng hỗ trợ liên thông cho các thư viện cấp huyện, xã.
Thiết chế thể thao: Hoàn thành Sân vận động trung tâm 30.000 chỗ ngồi; xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên Thanh Hóa (quy mô Bắc Miền Trung); Khu Liên hợp thể dục thể thao tỉnh, Trung tâm đào tạo bóng đá Thanh Hoá và các Trung tâm thể dục thể thao vùng huyện. Mỗi huyện, thị xã, thành phố có đầy đủ 03/03 công trình thể dục thể thao cơ bản và các công trình thể thao khác.
Phát triển 13 sân Golf gắn với phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu đô thị sinh thái cao cấp và một số địa điểm khác có điều kiện phù hợp
Hạ tầng giáo dục và đào tạo: Đến năm 2030 toàn tỉnh có 95% trường tiểu học, 87% trường trung học cơ sở và 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Ổn định cơ sở giáo dục đại học hiện có, gồm 03 trường đại học trực thuộc tỉnh và 02 phân hiệu của các trường đại học. Khuyến khích xã hội hóa phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Hạ tầng y tế: Hiện đại hóa 13 Bệnh viện tuyến tỉnh. Nâng cấp, mở rộng 03 Bệnh viện đa khoa các huyện Hà Trung, Quan Hóa, Thọ Xuân (đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực) thành 03 Bệnh viện đa khoa khu vực. Thành lập thêm một số Trung tâm chuyên sâu như Trung tâm Thận lọc máu, Trung tâm cấp cứu trước viện, Trung tâm Tế bào gốc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh. Thành lập mới Bệnh viện Phân hiệu Đại học Y Hà Nội; đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở Thanh Hóa theo hình thức xã hội hóa, tiến tới hình thành trung tâm y tế tại Thanh Hóa.
Hoàn chỉnh việc xây dựng, nâng cấp, mở rộng các Trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố; tiếp tục đầu tư cải tạo, mở rộng và nâng cấp các bệnh viện đa khoa đạt các tiêu chí bệnh viện hạng II, đảm bảo 100% bệnh viện tuyến huyện và các Phòng khám đa khoa khu vực được đầu tư trang thiết bị y tế theo chuẩn của Bộ Y tế.
1.6. Về nhu cầu vốn đầu tư phát triển
Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển thực hiện Quy hoạch tỉnh trong giai đoạn 2021 – 2030 là 1.650.000 tỷ đồng; trong đó:
Phân theo giai đoạn:
- Giai đoạn 2021 – 2025: 750.000 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 – 2030: 900.000 tỷ đồng.
Phân theo nguồn vốn:
- Vốn NSNN khoảng 242 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 14,7%.
- Vốn ngoài NSNN khoảng 1.019 nghìn tỷ, chiếm khoảng 61,7%.
- Vốn FDI khoảng 389 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 23,6%.
File Download bản đồ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa [PDF/CAD]
File tải bản đồ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thường là file với định dạng PDF, DGN, DWG,… nên muốn đọc được những file này cần có các phần mềm chuyên dụng như Foxit PDF Reader, Adobe Acrobat, Auto CAD, Microstation,… Những phần mềm này các bạn có thể tìm trên mạng rồi download về cài đặt và sử dụng.
Hệ thống bản đồ Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045:
- Sơ đồ vị trí và MQH của tỉnh Thanh Hóa với các khu vực
- Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế xã hội
- Bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng
- Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
- Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn
- Bản đồ phương án phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp
- Bản đồ phương án phát triển cụm công nghiệp
- Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 1
- Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 2
- Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 3
- Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 4
- Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện số 5
Các bản đồ khác:
- Bản đồ phương án phát triển hệ thống Y tế – Giáo dục
- Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống Văn Hóa và Thể Thao
- Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống Thương Mại
- Bản đồ phương án phát triển hệ thống Điểm, Khu du lịch
- Bản đồ phương án phát triển hệ thống Khu, Cụm công nghiệp
- Bản đồ quy hoạch mạng lưới thủy lợi, cấp nước, thoát nước
- Bản đồ quy hoạch lưới điện 110kv -550kv và năng lượng tái tạo
- Bản đồ phương án quy hoạch viễn thông thụ động
- Bản đồ phương án quy hoạch chất thải rắn và nghĩa trang
- Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030
- Bộ bản đồ phương án quy hoạch tài nguyên môi trường


==> Xem giải nghĩa ký hiệu các loại đất trên bản đồ TẠI ĐÂY
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỈNH THANH HÓA
Lưu ý: Các file bản đồ quy hoạch tỉnh Thanh Hóa đều là FILE GỐC 100% chưa qua chỉnh sửa hay thay đổi bất cứ thông tin gì, được tải về từ website của sở tài nguyên môi trường quận, thành phố. Chúng tôi chỉ re-upload các file này và chia sẻ đến bạn. Chúng tôi luôn nỗ lực để cập nhật những file quy hoạch mới nhất, nhưng vẫn có một số địa phương chưa có hoặc chưa cập nhật file mới nhất, nên chúng tôi chỉ chia sẻ những file gần đây nhất.
XEM THÊM BẢN ĐỒ QUY HOẠCH 63 TỈNH, THÀNH VIỆT NAM
1. Điện Biên | 2. Hòa Bình | 3. Lai Châu | 4. Lào Cai |
5. Sơn La | 6. Yên Bái | 7. Bắc Giang | 8. Bắc Kạn |
9. Cao Bằng | 10. Hà Giang | 11. Lạng Sơn | 12. Phú Thọ |
13. Quảng Ninh | 14. Thái Nguyên | 15. Tuyên Quang | 16. Bắc Ninh |
17. Hà Nam | 18. Thành phố Hà Nội | 19. Hải Dương | 20. Thành phố Hải Phòng |
21. Hưng Yên | 22. Nam Định | 23. Ninh Bình | 24. Thái Bình |
25. Vĩnh Phúc | 26. Hà Tĩnh | 27. Nghệ An | 28. Quảng Bình |
29. Quảng Trị | 30. Thanh Hóa | 31. Thừa Thiên Huế | 32. Bình Định |
33. Bình Thuận | 34. Thành phố Đà Nẵng | 35. Khánh Hòa | 36. Ninh Thuận |
37. Phú Yên | 38. Quảng Nam | 39. Quảng Ngãi | 40. Đắk Lắk |
41. Đắk Nông | 42. Gia Lai | 43. Kon Tum | 44. Lâm Đồng |
45. Bà Rịa- Vũng Tàu | 46. Bình Dương | 57. Bình Phước | 48. Đồng Nai |
49. Thành phố Hồ Chí Minh | 50. Tây Ninh | 51. An Giang | 52. Bạc Liêu |
53. Bến Tre | 54. Cà Mau | 55. Thành phố Cần Thơ | 56. Đồng Tháp |
57. Hậu Giang | 58. Kiên Giang | 59. Long An | 60. Sóc Trăng |
61. Tiền Giang | 62. Trà Vinh | 63. Vĩnh Long |
Xem thêm: