Download miễn phí file bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Định mới nhất (giai đoạn 2021-2030) bao gồm địa giới hành chính Thành phố Quy Nhơn; 2 thị xã: An Nhơn, Hoài Nhơn và 8 huyện: An Lão, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh, Vĩnh Thạnh.
Tổng quan sơ bộ về tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh ven biển nằm ở phía bắc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam.
Thủ phủ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía nam, cách thành phố Đà Nẵng 323 km về phía nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía bắc theo đường Quốc lộ 1.
Năm 2020, Bình Định là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 20 về số dân, xếp thứ 15 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 20 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 23 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 2.526.752 người dân, GRDP đạt 219.409 tỉ Đồng (tương ứng với 7,42 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 82,772 triệu đồng (tương ứng với 3.510 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,32%
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng nhất 60 km).
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi với đường ranh giới chung 63 km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42’10” Bắc, 108°55’4” Đông).
- Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên với đường ranh giới chung 50 km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39’10” Bắc, 108°54’00” Đông).
- Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai có đường ranh giới chung 130 km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27′ Bắc, 108°27′ Đông).
- Phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 134 km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn (có tọa độ: 13°36’33 Bắc, 109°21′ Đông).
Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng nam Lào.
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là:
- Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lão (63.367 ha), Vĩnh Thạnh (78.249 ha), Vân Canh (75.932 ha), Tây Sơn và Hoài Ân (31.000 ha). Bốn huyện An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn được xem là thuộc khu vực Tây Sơn theo một văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. Chiếm 70% diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m. Hai đỉnh cao trên 1.150 m, tại tọa độ: (14.573366, 108.709717) và (14.589110, 108.711478), ở phía Bắc xã An Toàn (huyện An Lão) được xem là cao nhất Bình Định. Còn lại có 13 đỉnh cao 700–1000 m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.
- Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm khoảng 10% diện tích), có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các thị xã Hoài Nhơn (15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha).
- Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25–50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000 km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Côn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển.
- Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển còn có nhiều đầm như đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các vịnh như vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới…; các cửa biển như Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động.
(Nguồn: Wikipedia.org)
File Download bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định [PDF/CAD]
File tải bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định thường là file với định dạng PDF, DGN, DWG,… nên muốn đọc được những file này cần có các phần mềm chuyên dụng như Foxit PDF Reader, Adobe Acrobat, Auto CAD, Microstation,… Những phần mềm này các bạn có thể tìm trên mạng rồi download về cài đặt và sử dụng.
Danh sách file bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đang trình thẩm định):
- Bản đồ vị trí và các mối quan hệ của tỉnh
- Bản đồ địa giới hành chính của tỉnh
- Bản đồ độ cao địa hình của tỉnh
- Bản đồ hiện trạng kinh tế – xã hội
- Bản đồ hiện trạng phát triển khu cụm công nghiệp
- Bản đồ hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Bản đồ hiện trạng phát triển thương mại dịch vụ
- Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch
- Bản đồ hiện trạng phát triển văn hóa, thể thao
- Bản đồ hiện trạng phát triển giáo dục và đào tạo; giáo dục nghề nghiệp
- Bản đồ hiện trạng phát triển y tế
- Bản đồ hiện trạng phát triển an sinh xã hội
- Bản đồ hiện trạng hạ tầng viễn thông thụ động
- Bản đồ hiện trạng phân bổ đô thị toàn tỉnh
- Bản đồ hiện trạng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn
- Bản đồ hiện trạng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
- Bản đồ hiện trạng thủy lợi
- Bản đồ rủi ro thiên tai
- Bản đồ hiện trạng phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải
- Bản đồ hiện trạng phát triển mạng lưới cấp điện tỉnh
- Bản đồ hiện trạng phát triển thông tin và truyền thông tỉnh
- Bản đồ hiện trạng môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Bản đồ hiện trạng thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
- Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng phát triển khoa học và công nghệ
- Bản đồ hiện trạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích
- Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng
- Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn
- Bản đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng
- Bản đồ phương án phát triển thương mại dịch vụ
- Bản đồ phương án phát triển du lịch
- Bản đồ phương án phát triển văn hóa, thể thao
- Bản đồ phương án phát triển giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp
- Bản đồ phương án phát triển y tế
- Bản đồ phương án phát triển an sinh xã hội
- Bản đồ phương án phát triển khoa học và công nghệ
- Bản đồ phương án phát triển khu cụm công nghiệp
- Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
- Bản đồ phương án phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt và xử lý nước thải
- Bản đồ phương án phát triển mạng lưới cấp điện 2030
- Bản đồ phương án phát triển thông tin và truyền thông
- Bản đồ phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động
- Bản đồ phương án thoát nước xử lý chất thải rắn và nghĩa trang
- Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất
- Bản đồ phương án thăm dò khai thác và sử dụng khoáng sản
- Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước
- Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Bản đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện vùng huyện
- Bản đồ danh mục dự án ưu tiên đầu tư
- Bản đồ phương án phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản

Lưu ý: File dung lượng lớn (1.7 GB), bạn nên cân nhắc trước khi tải
==> Xem giải nghĩa ký hiệu các loại đất trên bản đồ TẠI ĐÂY
BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
Thành phố Quy Nhơn | Thị xã An Nhơn | Thị xã Hoài Nhơn | Huyện An Lão |
Huyện Hoài Ân | Huyện Phù Cát | Huyện Phù Mỹ | Huyện Tây Sơn |
Huyện Tuy Phước | Huyện Vân Canh | Huyện Vĩnh Thạnh |
Lưu ý: Các file bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Định đều là FILE GỐC 100% chưa qua chỉnh sửa hay thay đổi bất cứ thông tin gì, được tải về từ website của sở tài nguyên môi trường quận, thành phố. Chúng tôi chỉ re-upload các file này và chia sẻ đến bạn. Chúng tôi luôn nỗ lực để cập nhật những file quy hoạch mới nhất, nhưng vẫn có một số địa phương chưa có hoặc chưa cập nhật file mới nhất, nên chúng tôi chỉ chia sẻ những file gần đây nhất.
XEM THÊM BẢN ĐỒ QUY HOẠCH 63 TỈNH, THÀNH VIỆT NAM
1. Điện Biên | 2. Hòa Bình | 3. Lai Châu | 4. Lào Cai |
5. Sơn La | 6. Yên Bái | 7. Bắc Giang | 8. Bắc Kạn |
9. Cao Bằng | 10. Hà Giang | 11. Lạng Sơn | 12. Phú Thọ |
13. Quảng Ninh | 14. Thái Nguyên | 15. Tuyên Quang | 16. Bắc Ninh |
17. Hà Nam | 18. Thành phố Hà Nội | 19. Hải Dương | 20. Thành phố Hải Phòng |
21. Hưng Yên | 22. Nam Định | 23. Ninh Bình | 24. Thái Bình |
25. Vĩnh Phúc | 26. Hà Tĩnh | 27. Nghệ An | 28. Quảng Bình |
29. Quảng Trị | 30. Thanh Hóa | 31. Thừa Thiên Huế | 32. Bình Định |
33. Bình Thuận | 34. Thành phố Đà Nẵng | 35. Khánh Hòa | 36. Ninh Thuận |
37. Phú Yên | 38. Quảng Nam | 39. Quảng Ngãi | 40. Đắk Lắk |
41. Đắk Nông | 42. Gia Lai | 43. Kon Tum | 44. Lâm Đồng |
45. Bà Rịa- Vũng Tàu | 46. Bình Dương | 57. Bình Phước | 48. Đồng Nai |
49. Thành phố Hồ Chí Minh | 50. Tây Ninh | 51. An Giang | 52. Bạc Liêu |
53. Bến Tre | 54. Cà Mau | 55. Thành phố Cần Thơ | 56. Đồng Tháp |
57. Hậu Giang | 58. Kiên Giang | 59. Long An | 60. Sóc Trăng |
61. Tiền Giang | 62. Trà Vinh | 63. Vĩnh Long |
Xem thêm: