Shophouse là một loại hình bất động sản không còn xa lạ gì với người Việt Nam, chúng đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Nhưng liệu bạn có biết lịch sử hình thành của Shophouse như thế nào không? Hôm nay hãy cùng Địa Ốc Thịnh Vượng đi vào tìm hiểu Shophouse là gì? Lịch sử hình thành của Shophouse. Thiết kế cũng như những đặc điểm của Shophouse!
Shophouse là gì?
Shophouse là một loại hình bất động sản có cả hai chức năng là vừa để làm nhà ở, vừa để làm kinh doanh thương mại. Chúng có mặt hầu hết trên thế giới, đặc biệt là những khu dân cư đông đúc, thường được sở hữu bởi một gia đình và phục vụ công việc kinh doanh cho gia đình đó.
Shophouse có lối kiến trúc đặc trưng cụ thể của các ngôi nhà tại Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa. Các Shophouse được xây dựng với số lượng lớn từ thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Mặc dù phần lớn trong số chúng đã bị phá hủy, nhưng một số vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Ngày nay, các Shophouse đó là một ví dụ minh họa cho kiểu kiến trúc Đông Nam Á thời bấy giờ. Các kiến trúc tương tự có thể được tìm thấy ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm một phần của khu vực Mỹ Latinh và các đảo vùng Caribbean.
Thiết kế và tính năng
– Vị trí và thiết kế: Thiết kế của Shophouse rất phù hợp cho những khu vực đông dân, vừa sử dụng để ở, vừa có thể làm địa điểm kinh doanh nhỏ. Shophouse có thiết kế hẹp theo chiều ngang và dài theo chiều dọc nên thích hợp với nhiều loại hình kinh doanh. Khu vực mặt tiền phía trước thường là khu vực kinh doanh, dùng để phục vụ khách hàng. Khu vực phía sau thường dùng để ở, làm nhà tắm, nhà bếp, và các hạ tầng khác.
– Hàng ba (hay hành lang): Hàng hóa và sản phẩm sẽ đượng trưng bày phía trước của Shophouse, được che chắn bởi mái hiên để tránh mưa, tránh nắng. Hàng ba cũng được sử dụng với mục đích là nơi đón tiếp khách hàng. Hàng ba nằm dọc theo những con phố là một khu vực quan trong với gia chủ và cả khách hàng.
– Sân trong và tầng trên: Các Shophouse thường được xây dựng nằm giữa các bức tường nề song song với nhau, phần trên được sử dụng làm chỗ ngủ. Để đảm bảo không khí được lưu thông, một “sân trong” (giếng trời) sẽ được đặt ở giữa của ngôi nhà (xem hình bên dưới).
Lối đi chung
Pháp lệnh Quy hoạch Đô thị Singapore năm 1822 quy định rằng mỗi gia chủ phải lắp đặt các “mái hiên mở làm một lối đi liên tục và có mái che” dọc theo đường phố để:
- Tạo cảnh quan đô thị đều đặn và đồng nhất với các cung đường hoặc dãy cột.
- Ẩn đi các hoạt động kinh doanh phức tạp bên trong cửa hàng.
- Hình thành lối đi công cộng.
Đây là sự thỏa hiệp của các giá trị thương mại theo định hướng thẩm mỹ châu Âu và định hướng thương mại châu Á. Trong Các khu định cư Eo biển (Straits Settlements), một “lối đi liên tục có mái che”, hoặc “năm bước chân” là những thứ bắt buộc phải có. Tại Đài Bắc vào cuối thời nhà Thanh, Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản, và miền nam Trung Quốc dưới thời Trung Hoa Dân Quốc, các quy định tương tự cũng được áp dụng, đồng thời không gian cũng được mở rộng hơn nhiều.
Năm 1876, chính quyền thuộc địa Hồng Kông cho phép các gia chủ của Shophouse được xây dựng thêm một phần nhô ra phía bên trên mái hiên (vỉa hè công cộng ở thuộc địa Hồng Kông) để có thêm không gian sống, mà không có ý định tạo ra các cảnh quan đều đặn và đồng nhất.
Thiết kế mặt tiền
Mặt tiền và cột trụ của Shophouse được trang trí để thu hút khách hàng. Trang trí mặt tiền được lấy cảm hứng từ những truyền thống của Trung Quốc, châu Âu và Malay. Các họa tiết tân cổ điển châu Âu bao gồm các khuôn hình trứng và phi tiêu. Mức độ trang trí của một Shophouse còn phụ thuộc vào sự thịnh vượng của gia chủ và khu vực xung quanh; mặt tiền Shophouse ở các thành phố và thị trấn thường phức tạp hơn nhiều so với các Shophouse tại nông thôn.
Chức năng
Trong phần lớn các trường hợp, phần phía trước của Shophouse sẽ được sử dụng vào mục đích thương mại, chẳng hạn như làm quán ăn, quán cà phê, làm văn phòng, shop quần áo,… Một số ít thì dung làm quầy lễ tân, phòng khách gia đình cùng với bán thờ thiêng. Khi nhu cầu định cư và dân số gia tăng thì càng ngày càng xuất hiện thêm nhiều loại hình kinh doanh mới như: phòng khám, nhà thuốc, văn phòng luật sư, tiệm cầm đồ, công ty du lịch.
Nguồn tham khảo: Wikipedia
Xem thêm: