Khái niệm Haute Couture được sử dụng từ những năm 1908 ở Pháp, đại diện cho sự xa hoa và đẳng cấp, trở thành đỉnh cao của sức sáng tạo và kỹ thuật may đo mà bất cứ nhà mốt nào cũng muốn vươn tới. Vậy chính xác thì cụm từ trên có nghĩa là gì, được ra đời vào năm nào, đâu là các tiêu chuẩn của họ và các thương hiệu nào được vinh dự có được tên gọi danh dự này? Hãy cùng chúng tôi xem qua bài viết này.

Haute Couture là gì?

Từ “haute” trong tiếng Pháp tương đương với “high” trong tiếng Anh, có nghĩa là cao cấp. Từ “couture” tương đương với “dressmaking”, ý chỉ công việc may vá, thiết kế trang phục riêng biệt, độc quyền. Do đó, “Haute Couture” có thể hiểu là “high dressmaking” hay “high fashion” – thời trang may đo cao cấp. Các nhà thiết kế thời trang làm nên bộ sưu tập haute couture được gọi là couturier.

Charles Frederick Worth được xem là cha đẻ của Haute Couture. Mặc dù sinh ra ở nước Anh, nhưng ông đã trở thành một thợ may tài giỏi và uy tín, từ đó được nhiều người tín nhiệm tại Pháp. Ông tạo ra những thiết kế độc quyền có 1-0-2 từ mẫu yêu cầu của những người đặt hàng. Năm 1958, Charles Frederick Worth đã thành lập nhà mốt thời trang cao cấp đầu tiên tại Pháp.

Charles Frederick Worth được xem là cha đẻ của Haute Couture
Charles Frederick Worth được xem là cha đẻ của Haute Couture

Đến năm 1868, Chambre Syndicale de la Haute Couture (Nghiệp đoàn may đo cao cấp) được sáng lập. Họ có vai trò là nhà bảo vệ cho thời trang cao cấp. Bắt nguồn từ giới quý tộc Pháp, những đối tượng xoay quanh May đo cao cấp này đều thuộc giới thượng lưu và bậc nhất xa hoa, là nhà thiết kế đẳng cấp, là người mặc xứng tầm và bộ trang phục cho tới phụ kiện đều khác biệt hoàn toàn.

Cuối thế kỉ 18, bà Rose Bertin là người phụ trách về những bộ đồ mà hoàng hậu Pháp sẽ mặc thường ngày và cả những trang phục dạ hội, cũng chính bà là người đã định nghĩa haute couture và tạo nên những nền tảng đầu tiên của nó đối với thời trang. Và năm 1908, cụm từ từ này lần đầu tiên được sử dụng chính thức.

Những bộ váy Haute couture đắt tiền
Những bộ váy Haute couture đắt tiền

Được xem như thứ hàng xa xỉ bậc nhất, một số váy áo Haute couture do các nhà mẫu như Chanel, Christian Dior, Elie Saab,… may đo riêng cho khách hàng có thể lên tới 100.000 Euro. Và tất nhiên với giá trị bằng cả một bất động sản cao cấp thì những sản phẩm này thường phục vụ cho giới hoàng gia, quý tộc, diễn viên Hạng A, ca sĩ nổi tiếng,…

Tiêu chuẩn của Haute Couture

Năm 1945, La Chambre Syndicale de la Haute Couture đã đưa ra các kỹ thuật thông số mới để tạo ra sự khác biệt với những ngành thời trang khác. Đây cũng là các quy chuẩn cao cấp đặt ra từ đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị để bảo tồn những gì tinh hoa tinh túy nhất. Dưới đây là những quy chuẩn nghiêm ngặt mà thời trang Haute Couture đưa ra:

1. Phải được thiết kế bằng tay

Thời trang Haute Couture được hoàn thiện hoàn toàn bằng tay và được làm nên từ những người thợ chuyên nghiệp. Người thiết kế cũng như thợ may phải mất rất nhiều thời gian và công sức cho sản phẩm của mình.

Những sản phẩm của Haute Couture cần phải khéo léo và người tạo ra trang phục cần có kinh nghiệm và tay nghề cao. Đặc biệt, những phần trang trí hay kết hạt cũng sẽ được thực hiện bằng tay nên giá cả quần áo mới trở nên đắt đỏ. Những trang phục được sử dụng chất liệu cao cấp và khá quý hiếm, đường may sắc sảo, và phải tốn rất nhiều thời gian để hoàn thành được một sản phẩm hoàn hảo.

Haute Couture được thực hiện hoàn toàn thủ công
Haute Couture được thực hiện hoàn toàn thủ công

2. Phải có xưởng tại Paris

Ở Việt Nam, đôi khi chữ “may đo cao cấp” được sử dụng vô tội vạ. Nhưng thực chất, chỉ có các thành viên chính thức của Chambre Syndicale de la Haute Couture mới được gọi là Couturier. Những người khác, tuy có thể làm nên trang phục cầu kỳ, chỉ được gọi là nhà thiết kế bình thường.

Và bộ sưu tập của họ, dù có tỉ mỉ đến đâu, cũng không được phép gắn mác Haute Couture. Họ có thể đơn giản gọi là couture – không có tính từ haute phía trước.

Couturier Julien Fournié và atelier đặt tại Paris
Couturier Julien Fournié và atelier đặt tại Paris

Chỉ có những thành viên thuộc La Chambre Syndicale de la Haute Couture, mới là người tạo ra các sản phẩm thời trang cao cấp. Nên đôi khi thuật ngữ này sử dụng không đúng nơi. Và những thiết kế đúng nghĩa của nó phải được tạo ra tại các xưởng được đặt tại Paris. Những nhà mốt khi có xưởng tại Paris, thì xưởng phải hoạt động với tối thiểu 20 người thợ. Nếu như không đạt được yêu cầu này, thì xem như sản phẩm không được xem hàng may đo cao cấp.

Trong số các nhà mốt haute couture, Chanel được xem là thành viên lâu đời nhất còn hoạt động tính từ năm 1913 tới nay.

Bộ sưu tập Chanel Haute Couture Thu Đông 2018 - 2019
Bộ sưu tập Chanel Haute Couture Thu Đông 2018 – 2019

3. Haute Couture thiết kế theo yêu cầu khách hàng

Một bộ trang phục Haute Couture là gì? Một bộ trang phục cao cấp như thế này được may đo và thiết kế riêng theo yêu cầu của khách hàng, họ phải được thử nhiều lần cho tới khi hoàn tất và cảm thấy hài lòng. Những thiết kế này bắt buộc phải là thiết kế nguyên bản của nhà thiết kế, không được phép đụng hàng bởi đó là điều cấm kỵ đối với các thành viên tại Nghiệp đoàn may đo thời trang cao cấp Pháp.

Elle Fanning mặc đầm haute couture của Valentino
Elle Fanning mặc đầm haute couture của Valentino

Haute Couture được may đo theo yêu cầu và đơn đặt hàng riêng của những người thuộc tầng lớp thượng lưu, quý tộc. Nên giá của sản phẩm sau khi hoàn thành và được trao đến người sở hữu cũng chính là lý do khẳng định đây hoàn toàn là những bộ trang phục dành cho giới thượng lưu, thể hiện đẳng cấp, phong thái của người mặc, mức giá thấp nhất từ 10.000 USD.

4. Theo sát lịch trình tuần lễ thời trang Haute Couture Paris

Theo thông số yêu cầu của nghiệp đoàn, thì nhà mốt cần cho ra mắt bộ sưu tập ít nhất 35 mẫu thiết kế trong mỗi mùa. Một năm sẽ có 2 mùa, được diễn ra vào tháng 1 và tháng 7 (theo lịch của tuần lễ thời trang Paris). Như vậy, mỗi mùa như vậy, các nhà mốt cần cho ra mắt ít nhất 35 mẫu thiết kế đến với khách hàng.

Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris
Tuần lễ thời trang Haute Couture Paris

Đặc điểm nhận diện một sản phẩm Haute Couture

Là một dòng sản phẩm xa xỉ, cao cấp hàng đầu khi nói về thời trang may đo chính vì vậy không có gì lạ khi có nhiều sản phẩm “mạo danh”, sau đây là một số đặc điểm nhận dạng của một sản phẩm Haute Couture.

Đặc điểm sản phẩm Haute Couture

Thông qua hình thức bên ngoài thì có thể thấy những chiếc váy, đầm rất cầu kỳ, nhiều hoạ tiết và thể hiện những đường nét tỉ mỉ, chỉn chu. Vì là trang phục được làm bằng tay nên mắt thường cũng có thể nhận ra được sự nổi bật khác biệt của nó. Bên cạnh đó, chất liệu cũng rất được chú trọng, tôn dáng và vừa vặn với người mặc.

Công đoạn đính kết lên thân áo của một thiết kế thuộc bộ sưu tập Chanel Haute Couture 2014 - 2015
Công đoạn đính kết lên thân áo của một thiết kế thuộc bộ sưu tập Chanel Haute Couture 2014 – 2015

Mức giá một sản phẩm Haute Couture

Tiếp đến là về giá, một sản phẩm được làm từ những chất liệu cao cấp nhất, thủ công từ những bàn tay lành nghề nhất thì không thể có cái giá thấp. Một thiết kế trang phục ứng dụng mặc ban ngày thuộc dòng Haute Couture thường có giá thấp nhất là 10.000 USD, chưa tính các trang phục dạ hồi, sự kiện,… khác.

Một thiết kế haute couture mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Do đó những thiết kế này không có mức giá cố định như thời trang may sẵn (ready-to-wear). Mỗi chiếc đầm thường là độc bản, được thiết kế và may theo số đo riêng của khách hàng quyền quý. Giá cả không phải là điều mà những nhân vật này quan tâm.

Thời trang Haute Couture - Elie Saab dành cho giới quý tộc và hoàng gia.
Thời trang Haute Couture – Elie Saab dành cho giới quý tộc và hoàng gia.

Thậm chí, đôi khi các nhà mốt sẽ thiết kế các bộ sưu tập haute couture không để bán mà chỉ để trình diễn. Chúng được xem như những tác phẩm nghệ thuật, thể hiện tài năng sáng tạo không giới hạn của các nhà thiết kế. (vô giá)

Thời gian hoàn thành một sản phẩm Haute Couture

Tiếp đến là thời gian hoàn thành một sản phẩm, không có chuyện một bộ đầm mang mác Haute Couture lại làm xong trong 1-2 ngày hay 1 tuần. Yêu cầu về sự tỉ mỉ và làm toàn bộ bằng tay nên những chiếc đầm sẽ mất từ vài tuần cho tới vài tháng để được hoàn thiện. Dĩ nhiên khách hàng sẽ phải đánh đổi thời gian này để nhận được bộ trang phục hoàn hảo và ưng ý nhất.

Các thương hiệu tiêu biểu

Trong số các nhà haute couture chính thức, Chanel là nhà mốt lâu đời nhất còn hoạt động, bắt đầu từ năm 1913. Các nhà mốt Pháp khác thì có Christian Dior, Alexandre Vauthier, Julien Fournié, Schiaparelli…

Tuy nhiên, hiệp hội Haute Couture cũng kết nạp thêm một số thành viên quốc tế. Ví dụ như Elie Saab từ Beirut, Lebanon; Valentino và Atelier Versace từ Ý; hay Guo Pei từ Trung Quốc. Họ được lựa chọn qua một quy trình kiểm soát gắt gao. Sau đây là một số nhà mốt chính thức:

  • Chanel
  • Dior
  • Elie Saab
  • Louis Vuitton
  • Hermes
  • Givenchy
  • Versace
  • Valentino
  • Saint Laurent
  • Balmain

Elie Saab là thương hiệu đầu tiên thuộc Haute Couture không phải nước Pháp

Christian Lacroix từng kiêu hãnh tuyên bố “Haute Couture chính là nước Pháp” – trong suốt 60 năm đầu thì thương hiệu này chỉ công nhận các nhà thiết kế người Pháp. Thế nhưng năm 2006 đánh dấu một sự kiện, lần đầu tiên phải phá lệ khi rộng cửa chào đón Elie Saab – nhà thiết đầy triển vọng người Liban.

Với những tuyệt tác thời trang dành cho giới vương tôn quý tộc ở Trung Đông, châu Âu cũng như những ngôi sao của kinh đô Hollywood, Elie Saab là thành viên đầu tiên không phải người châu Âu gia nhập Hiệp hội Thời trang cao cấp Haute Couture, về giá trị 1 chiếc váy có giá thấp nhất từ 300.000 – 500.000 USD, đây cũng là chủ nhân của 1 trong 3 chiếc váy đắt nhất thế giới hiện nay.

Elie Saab - Bậc thầy của các bộ sưu tập Haute Couture
Elie Saab – Bậc thầy của các bộ sưu tập Haute Couture

Tiên phong đưa thời trang Haute Couture vào bất động sản hàng hiệu

Sau thành công trong lĩnh vực thời trang, Elie Saab bằng tài năng thiên bẩm của mình, với những góc nhìn về nghệ thuật và thẩm mỹ rất cao đã tiếp tục tham gia vào một số bộ môn nghệ thuật khác, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến đó là thiết kế (kiến trúc, nội thất) cho các bất động sản hàng hiệu cao cấp và ông đã đưa các đặc trưng của thời trang Haute Couture vào các dự án của mình tham gia.

Elie Saab đưa phong cách Haute Couture vào bất động sản hàng hiệu
Elie Saab đưa phong cách Haute Couture vào bất động sản hàng hiệu

Năm 2019 đánh dấu cột mốc quan trọng của Elie Saab trong mảng thiết kế nội thất, khi ông chính thức hợp tác với tập đoàn EMAAR tại Dubai để phát triển các dự án BĐS hàng hiệu của tập đoàn này, sau đó đến Ai Cập là quốc gia thứ 2 có sự góp mặt của Elie Saab và Việt Nam chính là quốc gia thứ 3 với dự án The Rivus do Masterise Homes phát triển.

Dinh thự cao cấp The Rivus Elie Saab
Dinh thự cao cấp The Rivus Elie Saab

Trên đây là các thông tin về khái niệm Haute Couture, nói đến cụm từ này là nói đến thời trang may đo cao cấp nhất, mỗi sản phẩm là độc bản có 1-0-2, với giá thành xứng tầm với chủ nhân của chúng và đặc biệt không dành cho số đông.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết.