Download miễn phí file bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng mới nhất (giai đoạn 2021-2030) bao gồm địa giới hành chính thị trấn Liên Nghĩa và 14 xã: Bình Thạnh, Đà Loan, Đa Quyn, Hiệp An, Hiệp Thạnh, Liên Hiệp, Ninh Gia, Ninh Loan, N’Thol Hạ, Phú Hội, Tà Hine, Tà Năng, Tân Hội, Tân Thành.

Tổng quan sơ bộ về huyện Đức Trọng

Đức Trọng là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

Huyện Đức Trọng nằm ở trung tâm tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt 30 km về phía nam, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Đơn Dương và huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận
  • Phía tây giáp huyện Lâm Hà và huyện Di Linh
  • Phía nam giáp huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
  • Phía bắc giáp thành phố Đà Lạt.

Huyện thuộc cao nguyên Di Linh và nằm ở cuối phần cao nguyên Di Linh.

Huyện Đức Trọng có 3 dạng địa hình chính: Núi dốc, đồi thấp và thung lũng ven sông.

Dạng địa hình núi dốc: Diện tích chiếm 54% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía bắc và phía đông, đông nam của huyện. Khu vực phía bắc (các xã Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh) độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 1.200-1.400m, cao nhất 1.754 m (Núi Voi), khu vực phía đông từ 1.100–1300 m, cao nhất 1.828m (Núi Yan Doane), khu vực phía đông nam (các xã vùng Loan) từ 950 – 1.050 m, cao nhất 1.341 m. Độ dốc phổ biến trên 200. Địa hình bị chia cắt, riêng khu vực phía đông nam khá hiểm trở, không thích hợp với phát triển nông nghiệp.

Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích chiếm khoảng 30,8% tổng diện tích toàn huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía tây và tây nam của huyện. Độ cao phổ biến so với mực nước biển ở khu vực phía bắc sông Đa Nhim từ 850 – 900m, độ dốc phổ biến từ 3-80, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này là các thành tạo từ bazan, rất thích hợp với phát triển cây lâu năm. Độ cao phổ biến khu vực phía nam sông Đa Nhim (Ninh Gia) từ 900-1.000 m, độ dốc phổ biến từ 8-150, có thể phát triển nông nghiệp nhưng cần đặc biệt chú trọng các biện pháp bảo vệ đất.

Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm 14,2% tổng diện tích toàn huyện, phân bố ven các sông, suối lớn. Độ cao phổ biến so với mực nước biển từ 850 – 900 m, độ dốc phổ biến từ dưới 80, hầu hết diện tích trong dạng địa hình này là các loại đất phù sa và dốc tụ, nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng trên 30% diện tích thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn, khá thích hợp với phát triển lúa nước và các loại rau – màu ngắn ngày.

(Nguồn: Wikipedia.org)

File Download bản đồ quy hoạch huyện Đức Trọng [PDF/CAD]

File tải bản đồ quy hoạch huyện Đức Trọng thường là file với định dạng PDF, DGN, DWG,… nên muốn đọc được những file này cần có các phần mềm chuyên dụng như Foxit PDF Reader, Adobe Acrobat, Auto CAD, Microstation,… Những phần mềm này các bạn có thể tìm trên mạng rồi download về cài đặt và sử dụng.

Bản đồ QHSDĐ huyện Đức Trọng đến năm 2030 (dự thảo)
Bản đồ QHSDĐ huyện Đức Trọng đến năm 2030 (dự thảo)
Download Button

==> Xem giải nghĩa ký hiệu các loại đất trên bản đồ TẠI ĐÂY

Lưu ý: Các file bản đồ quy hoạch huyện Đức Trọng đều là FILE GỐC 100% chưa qua chỉnh sửa hay thay đổi bất cứ thông tin gì, được tải về từ website của sở tài nguyên môi trường quận, thành phố. Chúng tôi chỉ re-upload các file này và chia sẻ đến bạn. Chúng tôi luôn nỗ lực để cập nhật những file quy hoạch mới nhất, nhưng vẫn có một số địa phương chưa có hoặc chưa cập nhật file mới nhất, nên chúng tôi chỉ chia sẻ những file gần đây nhất.

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CÁC KHU VỰC TỈNH LÂM ĐỒNG

Thành phố Đà LạtThành phố Bảo LộcHuyện Bảo LâmHuyện Cát Tiên
Huyện Di LinhHuyện Đạ HuoaiHuyện Đạ TẻhHuyện Đam Rông
Huyện Đơn DươngHuyện Đức TrọngHuyện Lạc DươngHuyện Lâm Hà
5/5 - (1 bình chọn)