Đường Cao tốc TP HCM Mộc Bài là một trong số các tuyến đường cao tốc huyết mạch, giúp kết nối Cửa khẩu Mộc Bài tỉnh Tây Ninh với trung tâm TP Hồ Chí Minh. Dự án khi hoàn thiện sẽ giải quyết rất nhiều vấn đề về giao thông vận tải và là một đòn bẩy quan trọng trong việc khai thác tiềm năng của cửa khẩu này cũng như vùng đất Tây Ninh.
Vị trí của Mộc Bài
Sơ lược về vị trí tỉnh Tây Ninh
Tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam nằm phía Tây Bắc của TP Hồ Chí Minh và tiếp giáp TP này, Tây Ninh cũng là một trong các tỉnh thành được định hướng trở thành thành phố vệ tinh của TP Hồ Chí Minh, trung tâm của tỉnh là TP Tây Ninh cách TP Hồ Chí Minh 99k. Cũng như các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ khác tỉnh Tây Ninh có địa hình đất đai tương đối bằng phẳng và có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Đông Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp tỉnh Long An, Tây và Bắc giáp 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum qua đường biên giới dài 240 km với 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch.


Về di tích lịch sử, văn hóa du lịch có thể kể đến các địa điểm du lịch nổi tiếng như Núi Bà Đen, Chùa Bà, Chùa Tòa Thánh (cái nôi của Đạo Cao Đài), Mai Thiên Lãnh, Hồ Dầu Tiếng,…
Vị trí cửa khẩu Mộc Bài
Cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Cửa khẩu Mộc Bài thông thương với Cửa khẩu Bavet tại tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. Cửa khẩu là thành tố chính lập ra Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài gồm:
- Khu thương mại công nghiệp
- Khu quản lý hành chính
- Khu quản lý và kiểm soát cửa khẩu quốc tế
- Khu đô thị và dân cư
- Khu du lịch – dịch vụ
- Khu vực phát triển nông lâm nghiệp.

Trong đó, khu thương mại công nghiệp là khu phi thuế quan. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu thương mại công nghiệp với các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và nội địa được xem như quan hệ trao đổi giữa nước ngoài và Việt Nam.
Thông tin cao tốc TP HCM Mộc Bài
Thông tin cao tốc TP HCM Mộc Bài
Hiện nay, quốc lộ 22 đang là tuyến đường duy nhất kết nối TP HCM – Mộc Bài (Tây Ninh), nên cửa ngõ thông thương với Campuchia đang quá tải. Việc xây dựng cao tốc này nhằm giảm áp lực cho tuyến đường, giúp TP HCM và Tây Ninh cũng như khu vực phát triển.

Cao tốc TP HCM Mộc Bài dài 53,5 km bắt đầu từ đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn, TP HCM) đi song song đường sắt Tân Chánh Hiệp – Trảng Bàng (Tây Ninh). Đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua quốc lộ 22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài, mức phí dự kiến là 10.700 tỷ và được thiết kế với tốc độ 80 – 120km.

Công trình được đề xuất đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được chia thành hai phần: TP HCM – Trảng Bàng (dài 33 km, có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h) và Trảng Bàng – Mộc Bài (dài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80 km/h). Ở giai đoạn hai sẽ làm 6-8 làn xe trong tương lai.
Lộ trình triển khai
Sáng 26/10/2019 tại TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP.HCM, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị ký kết kế hoạch phối hợp triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM Mộc Bài. Hội nghị có sự tham dự của Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cùng lãnh đạo TP.HCM và tỉnh Tây Ninh.

Theo kế hoạch các mốc thời gian cụ thể xây dựng dự án: cuối năm 2019, lãnh đạo TP.HCM và Tây Ninh tham mưu HĐND; Tháng 9-2020 phê duyệt dự án tiền khả thi. Năm 2021 bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tháng 3-2021, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Từ năm 2011-2025 tập trung triển khai dự án. Năm 2025 khánh thành, đưa vào hoạt động.
Các giá trị đi kèm trong tương lai
Cao tốc TP HCM Mộc Bài là một trong số các cao tốc quan trọng kết nối trực tiếp với TP Hồ Chí Minh, dự kiến khi hoàn thành sẽ đẩy mạnh và phát huy tối đa tiềm năng và cửa khẩu Mộc Bài mang đến.

Bên cạnh đó Mộc Bài là cửa ngõ quốc tế của các nước ASEAN, có vai trò quan trọng kết nối TP.HCM – Phnom Penh (Campuchia) – Bangkok (Thái Lan). Vì vậy, cần xây dựng một tuyến đường mới có năng lực cao kết nối từ TP.HCM đến cửa khẩu Mộc Bài để san sẻ lưu lượng giao thông với QL 22 hiện hữu và kết nối giao thương thuận tiện với các nước trong khu vực ASEAN… Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Campuchia sẽ chọn tuyến này để vận chuyển hàng hóa ra các cảng ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài Gòn thay vì cảng trong nước khi di chuyển gần hơn.
Tuyến đường này sau khi hoàn thành còn mang đến một giá trị gia tăng bất động sản cực lớn ở Tây Ninh, vùng đất mà bấy lâu nay các nhà đầu tư đã bỏ quên, tuy nhiên theo các thông báo mới nhất về tình hình bị ngập lún và bề mặt nước biển tăng cao, thì rõ ràng Tây Ninh với nền đất cao, bằng phẳng từ lâu đã là một nơi bình yên không bao giờ có thiên tai, ngập lụt và chắc chắn việc triển khai con đường này sẽ là một đòn bẩy quan trong giúp kinh tế của tỉnh Tây Ninh phát triển lên.

Khách sạn 5* Vinpearl Hotel Tây Ninh cao 21 tầng với 127 phòng nằm trong khu phức hợp Vincom & Vincom Shophouse ngay tại trung tâm thành phố. Vinpearl Hotel Tây Ninh có lối kiến trúc mang đậm dấu ấn hoàng gia tân cổ điển, với dịch vụ chuyên nghiệp, đa tiện ích như bể bơi bốn mùa, ẩm thực Á – Âu, Vincharm Spa, hội họp chuyên nghiệp…đem đến những trải nghiệm trọn vẹn cho từng du khách. (đã hoạt động)
Đứng ở cá nhân chúng tôi cũng khuyên nhà đầu tư nên bắt đầu để ý đến vùng đất Tây Ninh, hiện nay đất ở Tây Ninh rất HOT và trong tương lai dự kiến sẽ còn lên cao nữa. Trên đây là các thông tin chúng tôi tổng hợp lại, quý khách hàng cần thêm thông tin hoặc góp ý xin liên hệ về 0938279155. Xin cảm ơn đã xem bài viết.
Xem thêm: