Sự hiện diện của công nghệ luôn ở quanh bạn, từ chiếc điện thoại, cái ti vi, máy tính, đồng hồ, xe cộ, vân vân và mây mây. Công nghệ thay đổi chóng mặt tới mức mà mỗi sáng thức dậy thì đã có hàng tá các công nghệ mới được thai nghén và ra đời. Không thể phủ nhận sự bùng nổ của công nghệ đã giúp cuộc sống của bạn hay tôi trở nên tiện lợi và dễ dàng hơn, giúp chúng ta tiết kiệm vô vàn thời gian và công sức.

Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, công nghệ luôn là con dao 2 lưỡi, nếu chúng không được sử dụng đúng mục đích, đúng người thì nó có thể gây ra những hậu quả mà bạn khó có thể lường trước được. Hãy cùng Địa Ốc Thịnh Vượng điểm qua 7 xu hướng công nghệ nguy hiểm nhất trong năm 2020 mà bạn nên biết.

Tác giả Bernard Marr

Được dịch từ bài viết của tác giả Bernard Marr trên Forbes.com, ông là một tác giả có nhiều ấn phẩm bán chạy, một diễn giả nổi tiếng, nhà tương lai học, và là một cố vấn kinh doanh và công nghệ chiến lược cho các chính phủ và công ty. Ông giúp các tổ chức cải thiện kết quả kinh doanh, sử dụng dữ liệu thông minh hơn và hiểu được ý nghĩa của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), blockchain và Internet vạn vật (IoT).


1. Bọ Drone (Drone Swarm)

Dành cho những bạn chưa biết Drone là gì: Drone là một dạng phương tiện bay không người lái hay Máy bay không người lái, viết tắt tiếng Anh là UAV là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có người lái ở buồng lái, hoạt động tự lập và thường được điều khiển từ xa từ trung tâm hay máy điều khiển.

Một thiết bị bay không người lái điển hình
Một thiết bị bay không người lái điển hình

Lực lượng vũ trang của các nước Anh, Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm làm thế nào để các thiết bị Drone có thể giao tiếp, phối hợp được với nhau nhằm triển khai vào các hoạt động quân sự. Được lấy cảm hứng từ sự phối hợp ăn ý của các nhóm côn trùng trong quá trình làm việc, Bọ Drone có thể cách mạng hóa các cuộc xung đột trong tương lai.

Nếu bạn hay xem các bộ phim KHVT thì chắc cũng từng đã thấy bọ drone
Nếu bạn hay xem các bộ phim KHVT thì chắc cũng từng đã thấy bọ drone

Điểm khác biệt giữa các con bọ và các thiết bị drone đang được quân đội sử dụng hiện nay là các con bọ có thể tự dàn trận dựa trên tình huống và thông qua giao tiếp với những con khác trong bầy để đạt được mục đích đề ra ban đầu. Trong khi công nghệ này vẫn còn đang trong quá trình thử nghiệm, thì viễn cảnh ngày nào đó một con bọ drone có thể tự điều chỉnh hành vi của nó không còn quá xa vời nữa.

Bên cạnh các lợi ích tích cực mà nó mang lại, chẳng hạn như giúp giảm thiểu thương vong về mặt con người, giúp cho công tác tìm kiếm và giải cứu trở nên hiệu quả hơn. Nhưng nếu các con bọ drone được trang bị vũ khí giết người này có thể tự “suy nghĩ” thì đó quả thật là một cơn ác mộng tồi tệ. Nguy hiểm là vậy nhưng đến giờ vẫn có nhiều ý kiến nghi ngờ rằng công nghệ bọ drone này rất khó được triển khai trong các cuộc xung đột quân sự.

2. Thiết bị gián điệp nhà thông minh

Thiết bị trong các ngôi nhà thông minh sẽ đáp ứng theo nhu cầu truy vấn của bạn, và trở nên hữu ích nhất có thể, chúng sẽ lắng nghe và theo dõi các thói quen hăng ngày của bạn. Khi bạn đưa vào phòng của mình các thiết bị thông minh mà có thể kết nối Internet thì cũng rất có thể bạn đã mang vào nhà mình một “tên gián điệp”.

Hãy luôn cẩn thận với các thiết bị thông minh trong ngôi nhà của bạn
Hãy luôn cẩn thận với các thiết bị thông minh trong ngôi nhà của bạn

Tất cả các thiết bị thông minh sẽ thu thập thói quen của bạn, chẳng hạn như lịch sử xem phim trên Netflix, bạn sống ở đâu và con đường mà bạn hay đi về nhà để từ đó Google có thể cho bạn biết đoạn đường nào đang kẹt xe để mà bạn tránh, cũng như bạn thường về nhà lúc mấy giờ để các thiết bị điều hòa thông minh trong nhà có thể tự điều chỉnh sang nhiệt độ thích hợp, tất cả những thông tin đó sẽ được lưu trữ trên các đám mây trực tuyến. Tất nhiên, tất cả các thông tin này nhằm giúp cho cuộc sống của bạn trở nên tiện nghi hơn, nhưng chúng cũng có thể bị lạm dụng.

Về lý thuyết, trước khi các trợ lý ảo hoạt động chúng sẽ ở trạng thái lắng nghe “lệnh đánh thức”, nhưng nhiều khi chúng lại tự cho rằng những từ bạn đang trò chuyện với người khác lại là một từ đánh thức, do đó chúng sẽ thức dậy và bắt đầu ghi âm. Tất cả các thiết bị thông minh trong nhà của bạn, bao gồm cả các thiết bị chơi game hay TV có thể là một đầu mối cho việc thu thập thông tin cá nhân trái phép. Tất nhiên sẽ có vài phương pháp đề phòng chẳng hạn như che camera hay tắt tất cả các thiết bị có khả năng thu âm thanh khi không sử dụng đến, nhưng không có phương pháp nào đạt độ an toàn tuyệt đối 100% cả.

3. Nhận diện khuôn mặt

Nhận diện khuôn mặt đã có nhiều ứng dụng hữu ích trong đời sống hằng ngày, nhưng chúng cũng có thể dễ dàng bị sử dụng cho các mục đích mờ ám khác. Trung Quốc bị cáo buộc đang sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt để giám sát và lập hồ sơ công dân. Các camera không chỉ giám sát người dân Trung Quốc, mà còn giám sát và kiểm soát cả những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang sống tại đất nước này.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt rất dễ bị lạm dụng
Công nghệ nhận diện khuôn mặt rất dễ bị lạm dụng

Các camera tại Nga thì quét những khuôn mặt trên đường phố mà họ cho là “có hứng thú”. Trong khi đó có nhiều báo cáo cho rằng Israel đang theo thẽo người dân Palestine tại khu vực Bờ Tây (khu vực thuộc quyền kiểm soát chung của Israel và Palestine).

Ngoài việc theo dõi người khác ra, công nghệ nhận diện khuôn mặt có khuynh hướng nhận định kém minh bạch, chẳng hạn như khi một thuật toán được huấn luyện dựa trên những dữ liệu đầu vào kém phong phú, chúng sẽ đưa ra những kết quả kém chính xác hơn và dễ xác định nhầm nhiều người hơn.

4. AI nhân bản

Với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo (AI), tất cả những thứ bạn cần chuẩn bị để tạo ra bản sao giọng nói của một ai đó chỉ là một mẫu âm thanh mẫu. Tương tự, AI có thể chụp hàng loạt các bức ảnh hay quay hàng loạt các video về một người nào đó, rồi sau đó tạo ra một đoạn video mới trông giống y hệt video gốc, điểm khác là khuôn mặt trong video kia là của nhân vật vừa bị AI chụp và quay lại. Đối với AI, việc nhân bản ra một bản sao của BẠN vô cùng dễ dàng tới nỗi bạn cũng không thể phân biệt đâu là bạn thật, đâu là bạn giả.

Nếu không có chú thích thì bạn sẽ không phân biệt thật-giả được đâu
Nếu không có chú thích thì bạn sẽ không phân biệt thật-giả được đâu

Công nghệ Deepfake sử dụng bản đồ khuôn mặt (facial mapping), máy học (machine learning), và trí thông minh nhân tạo (AI) để tạo ra một “người đại diện” có thể làm và nói những điều mà người thật chưa bao giờ nói hoặc làm. Người nổi tiếng thường có xu hướng dễ trở thành nạn nhân của công nghệ deepfake hơn vì thông tin về họ thường phong phú hơn (chẳng hạn hình ảnh và video về họ thường rất nhiều trên internet), do đó việc huấn luyện cho thuật toán trở nên dễ dàng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ AI hiện nay thì không cần quá nhiều dữ liệu thô đầu vào để tạo ra những hình ảnh hoặc video giả mạo, thêm vào đó nữa là cũng có rất nhiều dữ liệu của những người không phải nổi tiếng nhan nhản trên truyền thông và mạng xã hội rồi, vì vậy ngay cả những người như bạn và tôi cũng có thể trở thành nạn nhân đấy nhé.

5. Ransomware, AI, Bot tấn công và tống tiền

Khi những công nghệ tối thượng rơi vào tay nhầm người, nó có thể giúp cho các hành động tội phạm, vô đạo đức đạt được dễ dàng. Ransomware, là một dạng phần mềm độc hại được sử dụng nhằm ngăn chặn người dùng sử dụng các tài nguyên trên máy tính cho đến khi các kẻ tấn công nhận được một khoản tiền chuộc, và đang có xu hướng gia tăng theo đánh giá của Cơ quan An ninh Cơ sở hạ tầng và An ninh mạng (CISA).

Ransomware thường tấn công mã hóa tài nguyên máy tính để tống tiền
Ransomware thường tấn công mã hóa tài nguyên máy tính để tống tiền

AI có thể tự động hóa các nhiệm vụ để chúng đạt được mục đích hiệu quả hơn. Khi các nhiệm vụ đó, chẳng hạn như gửi các email giả mạo nhằm đánh lừa người khác cung cấp các thông tin nhạy cảm như thông tin về thẻ ngân hàng, thẻ BHXH, hay bất cứ thứ gì có giá trị đối với kẻ tấn công. Một khi phần mềm độc hại được hoàn thành, thì kẻ tấn công không cần quá nhiều công sức và chi phí để tái khởi động lại các cuộc tấn công, đơn giản vì đã có trí thông minh nhân tạo giúp sức.

Mặc dù AI đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn ngừa phần mềm độc hại và các mối đe dọa khác, chúng cũng đang được các tội phạm mạng sử dụng một cách tích cực trong các hoạt động phi pháp.

6. Bụi thông minh

Hệ thống vi điện tử (MEMS), có kích thức bằng một hạt muối, có các cảm biến, có cơ chế giao tiếp, có nguồn năng lượng tự cấp, được trang bị camera. Những hạt bụi thông minh này có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bảo mật, quân sự, v.v. Nhưng nếu chúng được sử dụng cho các mục đích xấu thì sẽ rất đáng sợ, vì có kích thước vô cùng nhỏ và khó phát hiện như vậy thì bạn hoản toàn tưởng tượng được nó có thể sử dụng vào các hoạt động vi phạm quyền cá nhân của con người như thế nào đúng không?

Bụi thông minh có kích thước vô cùng nhỏ
Bụi thông minh có kích thước vô cùng nhỏ

7. Bot tạo tin giả

GROVER là một hệ thống AI có khả năng tạo ra các bản tin giả mạo, điều chúng cần không gì nhiều hơn ngoài một tiêu đề bản tin cần tạo ra. Những hệ thống AI như GROVER thậm chí có thể tạo ra các bản tin còn đáng tin cậy hơn cả con người viết ra.

Khả năng của GROVER vô cùng ấn tượng
Khả năng của GROVER vô cùng ấn tượng

OpenAI, một công ty phi lợi nhuận đứng sau bởi Elon Musk, đã tạo ra một công nghệ có tên “deepfakes for text” mà chúng tôi tạm gọi là hệ thống Deepfake cho văn bản, nó có thể tạo ra hàng loạt các câu chuyện và tác phẩm hư cấu vô cùng chất lượng, ban đầu công ty quyết định không công bố công khai các nghiên cứu này nhằm ngăn chặn việc nó sẽ bị lạm dụng. Khi các bài báo và tin tức giả mạo được quảng bá và chia sẽ rộng rãi, nó có thể gây ảnh hưởng uy tín nghiêm trọng đến các cả nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ.

Cảm ơn bạn đã quân tâm đến bài viết của chúng tôi!